Học tập đạo đức HCM

Khá giả nhờ trồng rau gia vị

Thứ hai - 18/12/2017 19:37
Xã Tân Minh, huyện Thường Tín là vùng chuyên trồng các loại rau gia vị (hay còn gọi là rau laghim) lớn nhất TP.
Ngày nay, nhờ sản xuất theo hướng an toàn đã nâng cao giá trị và ổn định đầu ra cho sản phẩm, giúp nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây. 
Thu nhập đều đặn
Đã gần trưa, cánh đồng trồng rau của xã Tân Minh vẫn tấp nập người hái rau, nhổ cỏ, tưới nước. Ở đây trồng đủ các loại rau gia vị từ tía tô, kinh giới, rau răm, rau ngổ, cho tới các loại rau húng... Bà Đàm Thị Dung, thôn Phúc Trại đang thu hoạch rau ngổ cho biết, rau laghim là những loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc, lại ít sâu bệnh nên hầu như không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian từ khi trồng tới khi thu hoạch ngắn, khoảng 50 ngày. Mỗi lần trồng nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch liền trong vòng 6 tháng mới phải trồng lại. Bên cạnh đó, chu kỳ thu hoạch chỉ khoảng 12 – 15 ngày/lứa nên người trồng rau laghim có thể thu quanh năm. "Gia đình tôi trồng 4 sào rau laghim, trung bình mỗi tháng cho thu hoạch đều trong vòng 20 ngày. Ngày ít thì một vài trăm nghìn đồng, ngày nhiều được cả triệu bạc. Trồng rau laghim hay ở chỗ là lúc nào cũng "rủng rỉnh" tiền trong túi. Vì rau cứ "lên" khỏi bờ là có tiền "tươi" rồi" - bà Dung cười vui vẻ.
Cách đó không xa là ruộng tía tô của nhà chị Nguyễn Thị Mai. Theo chị Mai, trồng rau laghim không nặng nhọc nhưng cần nhiều thời gian chăm sóc. Nếu thời tiết ẩm thì hai ngày tưới một lần, còn hanh khô thì ngày nào cũng phải tưới. Hơn nữa, hiện nay nhà nào cũng được đầu tư giếng khoan và bể lọc ngay cạnh ruộng, một số gia đình còn đầu tư hệ thống tưới nước tự động nên sản xuất thuận tiện hơn. So với các loại cây trồng khác, trồng rau laghim vừa nhàn lại có thu nhập đều và khá. "Gia đình tôi có hơn 2 sào trồng rau laghim, nhưng bình quân mỗi năm cũng thu được gần 50 triệu đồng, cao gấp 5 – 7 lần so với cấy lúa" – chị Mai cho biết thêm.
Hiện nay, ngoài các hộ chuyên sản xuất, xã Tân Minh còn hình thành một đội ngũ chuyên thu gom hàng giao cho các chợ đầu mối. Người dân chỉ cần thu hoạch rau lên đầu bờ là đã có người tới thu mua. Toàn xã hiện có hơn 30 ô tô bán tải và vài trăm chiếc xe máy tham gia vào khâu này.
Phát triển vùng rau an toàn
Ngoài tập trung nâng cao sản lượng, người dân xã Tân Minh cũng đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi với họ, sản xuất không chỉ vì lợi ích trước mắt mà còn phải xây dựng uy tín để phát triển lâu dài.
Vừa sắp hàng giao cho khách, ông Nguyễn Văn Thuận, thôn La Uyên vừa kể, rau laghim được trồng ở đây từ lâu nhưng phát triển mạnh mới được khoảng hơn chục năm nay. Suốt khoảng thời gian dài đó, trên địa bàn xã chưa để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nào liên quan tới rau laghim. Để chăm sóc rau, người dân chỉ sử dụng các loại phân bón sinh học và tưới bằng nguồn nước sạch. "Đây là loại rau gia vị chủ yếu dùng để ăn sống nên chất lượng sản phẩm phải đảm bảo. Vì vậy gia đình tôi và những hộ sản xuất trong làng luôn đề cao vấn đề ATTP lên hàng đầu" – ông Thuận cho biết.
Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Minh Nguyễn Mạnh Thắng chia sẻ, rau laghim là cây trồng chủ lực của địa phương với thu nhập bình quân là 20 triệu đồng/sào/năm. Tân Minh hiện có 90ha trồng rau laghim, thu hút hơn 1.600 hộ tham gia sản xuất. Trung bình mỗi năm địa phương xuất ra thị trường 50 – 60 tấn rau. Nhờ phát triển rau này mà thu nhập của người dân được nâng cao và ổn định. Hiện nay 90ha trồng rau laghim của xã đã được công nhận là vùng sản xuất rau an toàn. Để thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX thường xuyên tập huấn và nâng cao ý thức về trồng rau an toàn cho người dân. Bên cạnh đó, HTX đã thành lập 33 tổ giám sát, mỗi tổ có từ 30 – 35 người, chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát quá trình sản xuất của bà con. Ngoài ra, HTX đã liên kết với một số công ty về trực tiếp thu mua hàng, bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Qua đó giảm được các khâu trung gian, nâng cao giá trị sản phẩm. "Địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn bà con sản xuất an toàn để ổn định đầu ra cho sản phẩm và xây dựng được thương hiệu rau laghim Tân Minh trên thị trường" – ông Thắng nói. 
NGUYỄN NGA/kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập784
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm774
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,265
  • Tổng lượt truy cập93,158,929
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây