Học tập đạo đức HCM

Kinh tế trang trại giúp nhiều nông dân “đất lửa” thành tỷ phú

Thứ hai - 29/10/2018 10:47
Những năm qua, kinh tế trang trại ở Quảng Trị có những bước phát triển tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt nông nghiệp (NN), nông thôn, dần trở thành hình mẫu sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường ở nông thôn.

Đổi thay bộ mặt nông nghiệp

Đến thăm mô hình trang trại tổng hợp của anh Phạm Hữu Phương (thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, Quảng Trị), chúng tôi quả thực bất ngờ với ý chí, nghị lực của chàng thanh niên 33 tuổi này. Năm 2011, anh Phương tốt nghiệp cử nhân ngành tổng hợp sử, Trường Đại học Phú Xuân (Huế) sau đó về công tác ở Đảng ủy xã Cam Nghĩa. Dù công việc Nhà nước khá bận rộn nhưng đam mê làm NN vẫn là liều thuốc kích thích anh Phương tìm hướng lập nghiệp.

Trang trại tổng hợp trồng cao su, chăn nuôi gà thả vườn của anh Phạm Hữu Phương (Cam Nghĩa, Cam Lộ, Quảng Trị) cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ngọc Vũ
Trang trại tổng hợp trồng cao su, chăn nuôi gà thả vườn của anh Phạm Hữu Phương (Cam Nghĩa, Cam Lộ, Quảng Trị) cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ngọc Vũ

Cuối năm 2011, thấy nhu cầu mua giống hồ tiêu của người dân rất lớn nhưng cung không đủ cầu, anh Phương nghĩ ngay đến việc vay mượn bạn bè, người thân ươm giống để bán. Sau một vài vụ mùa thành công, anh Phương có vốn lận lưng nên tiếp tục đầu tư nuôi thêm lợn rừng, chồn hương cho lãi cao.

Đầu năm 2018, anh Phương chọn chăn nuôi gà thả vườn làm vật nuôi mới. Trên diện tích rộng 1ha, anh Phương rào chắn bằng lưới B40, nuôi thả thường xuyên hơn 1.000 con gà dưới tán 500 gốc cao su tỏa bóng xanh mát. Thức ăn cho gà chủ yếu là bột bắp, lúa ngô anh Phương thu mua tại địa phương.

Mỗi tháng, anh Phương xuất bán khoảng 400 con gà, với giá 100.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi 12 triệu đồng. Nhờ nuôi trồng đa dạng, mỗi năm sau khi xuất bán, trừ chi phí anh Phương có lãi trên 200 triệu đồng.

Mô hình trang trại với 200 ha rừng và 1,5 ha tiêu hữu cơ của anh Cáp Quốc Hà (trú thôn Mỹ Chánh, Hải Chánh, Hải Lăng) cho doanh thu hơn 2,2 tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 40 lao động cũng đáng nễ phục. Nhờ kinh tế trang trại, anh Hà trở thành tỷ phú, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2017. Có được quả ngọt hôm nay, anh Hà đã tự nổ lực, vượt qua bao hiểm nguy từ bom đạn chiến tranh còn sót lại.

Ông Trần Văn Thu – Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, tính đến nay, toàn tỉnh có 50 trang trại, với tổng doanh thu trên 157,5 tỉ đồng, tạo việc làm cho hơn 400 lao động.

Cần thêm chính sách động lực

Để phát triển kinh tế trang trại, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ lồng ghép, trong đó chú trọng hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, quy mô và ứng dụng về khoa học công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… Điển hình như các mô hình trồng dưa lưới, rau thủy canh, nuôi tôm công nghệ cao…

Tuy có những bước phát triển đáng kể trong nhưng năm gần đây nhưng theo ông Thu, chính sách phát triển kinh tế trang trại vẫn còn hạn chế. Theo ông Thu, để kinh tế vườn, trang trại, gia trại phát triển bền vững cần thêm nhiều chính sách động lực hỗ trợ trực tiếp. Trước tiên phải xây dựng đề án phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm đề ra nhóm giải pháp đồng bộ cụ thể cho phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới. Đồng thời rà soát, điều tra đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động của các trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh, tìm ra các hạn chế, khó khăn mà các trang trại đang gặp phải để tìm cách tháo gỡ.

Tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực cho các chủ trang trại, phổ biến tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước về kinh tế trang trại cho các cán bộ quản lý nhà nước và các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các trang trại dễ dàng tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Vũ Ngọc – Đoàn Hồng/ Trang trại Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm310
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,181
  • Tổng lượt truy cập92,009,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây