Học tập đạo đức HCM

Nông dân trồng cây ăn trái, thu tiền tỷ/năm

Thứ năm - 13/08/2015 23:34
Nhờ bám trụ với giống cây trồng, những nông dân này đã thu được lợi nhuận hàng năm từ trăm triệu đến bạc tỷ.

Từ 400.000 thành ông trùm sầu riêng lãi bạc tỷ mỗi năm

Hình ảnh Nông dân trồng cây ăn trái, thu tiền tỷ/năm số 1

Vườn sầu riêng của ông Cường cho thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm

Đó là ông Nguyễn Thanh Cường, sinh ra và lớn lên tại Bình Dương nhưng đã chuyển vào Đồng Nai định cư và lập nghiệp cùng gia đình. Số vốn ban đầu của ông chỉ là 7 sào đất được bố mẹ cho để trồng trọt.


Để có được tiền đầu tư vào giống cây ngoại nhập này ông Cường đã bàn với vợ đem bán chiếc nhẫn cưới, được 400.000 đồng ông mua hết cây giống sầu riêng về trồng. Để có được hiệu quả tốt nhất ông đã phải tự mày mò học hỏi để chiết nhánh cây. Nhờ nắm bắt kỹ thuật nhanh nên số cây được ông ghép đều phát triển và sinh trưởng tốt. Thông thường trồng sầu riêng phải mất 5 đến 6 năm mới có quả, nhưng nhờ phương pháp này mà chỉ cần 3 năm cây đã cho trái thu hoạch.Đến năm 1996, sau khi doanh nghiệp tại Đồng Nai nhập về giống sầu riêng Thái cho hiệu quả kinh tế cao thì ông Cường quyết định chuyển hẳn sang trồng sầu riêng và gắn bó với nghề từ đó đến nay.

Tuy nhiên, mọi việc không hề đơn giản, suốt gần 6 năm đầu vườn sầu riêng của ông hầu như mất trắng vì cây đầu mùa cho rất ít trái. Mỗi mùa vườn chỉ có vài cây ra hoa nhưng bù lại cho trái khá to. Tuy số lượng ít nhưng mỗi lần đưa đi bán sầu riêng của ông lại được khách ưa chuộng và bán với giá bao nhiêu cũng mua.

Đến nay, gia đình ông đã có hơn 4 ha sầu riêng, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 70 tấn. Sau khi trừ đi mọi chi phí, ông còn lời khoảng 1,2 tỷ đồng và từ đó cái tên Cường sầu riêng được nhiều người biết đến.

Trồng nho trên đất cát thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Hình ảnh Nông dân trồng cây ăn trái, thu tiền tỷ/năm số 3

Vườn nho của anh Dương đều là giống nho loại 1

Hoàng Quý Dương, sinh năm 1982 tại Ninh Thuận, sinh ra trong một gia đình khó khăn, đến năm học trung học phổ thông anh đã phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình.

Năm 2007, anh quyết định xuất khẩu lao động sang Angola với ý chí làm giàu giúp đỡ gia đình. Với công việc bán hàng ở đất khách quê người không giúp anh có được một thu nhập ổn định, chỉ sau 4 năm lăn lộn ở xứ người anh quyết định trở về quê hương.

Trong tay không có một đồng vốn nào, gia đình thì đất đai khiêm tốn, chủ yếu là loại đất thịt pha cát nên rất khó để trồng trọt hay chăn nuôi gì. Vẫn quyết tâm bám trụ với mảnh đất gia đình, anh đã tìm tòi nhiều nơi và được biết đến giống cây nho phù hợp nhất với loại đất này. Nghĩ là làm anh quyết định thử nghiệm ngay trên 2 sào đất (2.000 m2).

Với số tiền ban đầu 150 triệu, anh bắt đầu mua cây giống, cải tạo đất và trang bị một chiếc máy tính để học hỏi thêm kinh nghiệm. Từ đó anh đã tự mày mò, tiến hành thí nghiệm nhiều lần để tìm ra một kỹ thuật chăm sóc cũng như bón phân phù hợp nhất.

Thế nhưng vụ mùa đầu tiên anh chỉ thu được chưa đến một tấn nho nên không sinh lời. Sang vụ thứ 2, thứ 3 sản lượng cũng không được là bao.  Thêm phần gánh nặng và lo lắng, anh đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm hiểu nguyên nhân khiến cây cho ít trái và năng lượng thấp.

Sau khi điều chỉnh lượng phân bón và biết cách chăm sóc cây phù hợp với từng mùa từng khí hậu thì bắt đầu sang vụ thứ 4 năng suất vườn nho của anh đã tăng gấp ba lần so với thời kỳ đầu, chất lượng trái cũng theo đó cải thiện rõ rệt, thu được tổng cộng 4 tấn nho, trị giá 170 triệu đồng.

Vì đây là giống nho xanh, chất lượng tốt nên nho nhà anh thường được các thương lái về tận nơi thu mua, mức giá thu mua dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/kg.

Thông thường mỗi năm như thế anh sẽ thu được gần 3 vụ, trong đó vụ Đông Xuân cho năm suất cao nhất, chỉ tính riêng vụ Đông Xuân vừa qua, anh đã thu về được 6 tấn và nhận về lợi nhuận 240 triệu đồng, sau khi trừ đi các chi phí anh lãi 150 triệu đồng. Tính ra mỗi năm vườn nho của anh đạt doanh thu khoảng 350 triệu đồng, lãi 250 triệu đồng.

Hoài An (tổng hợp)
Theo tinmoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,820
  • Tổng lượt truy cập92,026,549
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây