Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ Hà Tĩnh quản lý và giám sát tài nguyên nước ngầm vùng ven biển

Thứ tư - 31/01/2018 04:00
Đó là mục tiêu của chương trình hội thảo nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến tài nguyên nước ngầm vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất giải pháp quản lý bền vững do BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp phối hợp với Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu tổ chức sáng nay (30/01).

ho tro ha tinh quan ly va giam sat tai nguyen nuoc ngam vung ven bien

Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay, nước ngầm vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, trữ lượng nước ngọt khu vực nghiên cứu vào khoảng 1,05 km3 trong khi lượng khai thác chỉ vào khoảng hơn 3 triệu m3/tháng. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra chủ yếu ở phần phía Đông (giáp với biển Đông) và ven theo các triều sông trong khu vực nghiên cứu.

Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ngầm, nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp giảm thiểu xâm nhập mặn nước ngầm, giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngầm phục vụ các nhu cầu phát triển KT-XH vùng nông thôn ven biển và giải pháp bổ sung nguồn nước ngọt vùng nông thôn ven biển Hà Tĩnh (bao gồm cả giải pháp công trình và phi công trình).

ho tro ha tinh quan ly va giam sat tai nguyen nuoc ngam vung ven bien

Đại diện Sở TN&MT cho rằng, nghiên cứu cần tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành.

Tại hội thảo, các đại biểu bày tỏ sự đồng tình cao đối với nghiên cứu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ngầm vùng ven biển và đề xuất giải pháp quản lý bền vững. Đại biểu cho rằng, nghiên cứu cần đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng địa phương, lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành; giải pháp xây dựng các tuyến đê bao chống triều cường và gió bão cấp 7, cấp 8 cần phải xem xét lại; nghiên cứu cần được tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu hơn về BĐKH đến tài nguyên nước ngầm…

 

Nghiên cứu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ngầm vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất giải pháp quản lý bền vững nằm trong khuôn khổ Dự án Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với BĐKH tại tỉnh Hà Tĩnh. Phạm vi nghiên cứu bao gồm địa bàn ven biển các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thị xã Kỳ Anh. Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần thiết lập cơ sở dữ liệu nền về tầng nước ngầm ven biển phục vụ công tác quản lý và giám sát sử dụng nước ngầm.

 
Theo Phan Trâm/baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm344
  • Hôm nay29,517
  • Tháng hiện tại208,084
  • Tổng lượt truy cập90,271,477
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây