Nhiều làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà về việc khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy (Bộ hứa tại kỳ họp thứ 3 là giải quyết sau 5 năm).
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, để xử lý ô nhiễm sông phải xử lý tại nguồn, điều này có liên quan đến các địa phương, nhất là đầu nguồn như Hà Nội, Hòa Bình (nước sinh hoạt chưa xử lý), Hà Nội đã có đề án xử lý ô nhiễm nước sông, song cơ chế phối hợp chưa hiệu quả, chưa bố trí được nguồn lực, bên cạnh đó công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt (chúng ta chưa thu gom).
Trên thực tế, theo các thống kê thì vấn đề ô nhiễm của các dòng sông này có liên quan đến các địa phương, đặc biệt là các địa phương như là Hà Nội, nguồn nước chưa xử lý là nguồn nước sinh hoạt, rồi từ Hòa Bình chảy về Hà Nam thì như vậy cho thấy trách nhiệm là các địa phương. Với quan điểm như vậy, chúng ta cũng đã có một đề án tổng thể về xử lý ô nhiễm môi trường lưu sông, trong đó có sông Nhuệ, sông Đáy và trong đó có dòng sông mà đại biểu đã nêu. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, cơ chế quy hợp có thể nói là chưa hiệu quả, hiện nay chưa bố trí được nguồn lực, vấn đề công nghệ nào để xử lý đối với nước thải sinh hoạt trong điều kiện hiện nay chưa thu gom và xử lý tập trung.
Từ góc độ này, tôi đã có khuyến nghị việc xử lý nhà nước phải chịu trách nhiệm ở góc độ các chính quyền địa phương cần bố trí đánh giá các nguồn thải và lựa chọn các mô hình để xử lý. Mô hình hiện nay công nghệ không phải khó, thực tế thành phố Hà Nội đã có 2-3 mô hình xử lý trên từng đoạn sông và các làng nghề, tập trung vào nước thải sinh hoạt. Với mô hình này nếu chúng ta tính toán chi phí từ nhà nước, trong đó có sự tham gia của các đối tượng là từ người dân, từ làng nghề, những người sản xuất thì chúng ta hoàn toàn tính toán để thu hút xã hội hóa để xử lý.
Có mấy vướng mắc, hiện nay có nhiều doanh nghiệp muốn vào nhưng thực tế việc lựa chọn đối tác công tư các quy trình, thủ tục đấu giá không khác với nguồn vốn nhà nước nên cũng cản trở, làm chậm đi việc thu hút nguồn lực xã hội hóa. Hai là phải làm rõ trách nhiệm của nhà nước trong đầu tư hạ tầng. Ba là phải xác định được doanh nghiệp có công nghệ và năng lực để xử lý. Bốn là cần xem xét lại cơ chế để tính chi phí xử lý, trong đó có nhà nước, người dân và có lợi nhuận cho doanh nghiệp thì khi đó sẽ làm được. Tôi cho rằng đây là việc thời gian tới bên cạnh những mô hình chúng ta đang có là các ban chỉ đạo về bảo vệ môi trường lưu vực thì phải gắn với trách nhiệm cụ thể của địa phương và phải tiến hành xã hội hóa, trên cơ sở đó chúng ta mới có thể giải quyết được.
Trả lời đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) chất vấn giải pháp giải quyết dứt điểm ô nhiễm làng nghề, khu, cụm công nghiệp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, hiện chúng ta đã xây dựng được, nhận dạng được tình trạng ô nhiễm. Chính phủ đã ban hành 4 nghị định về kiểm soát môi trường các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề..., trong đó xác định vai trò của các bộ ngành, địa phương. Thời gian tới, cần tập trung chấn chỉnh quản lý vấn đề môi trường đối với các cụm công nghiệp, làng nghề (có nhiều doanh nghiệp công nghệ lạc hậu, người dân sống xen trong cụm công nghiệp). Đồng thời tăng cường giám sát các khu công nghiệp.
Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) tranh luận, trong trả lời chất vấn của đại biểu thì Bộ trưởng có nêu, ô nhiễm làng nghề, hiện nay có đến 80% làng nghề đã xây dựng cơ sở xử lý nước thải công nghiệp ở các làng nghề. Nhưng xin được báo cáo với Bộ trưởng là theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, hiện nay chỉ có 26,7% cơ sở làng nghề là có thu gom nước thải công nghiệp và có 20,9% số làng nghề là có thu gom chất thải rắn công nghiệp. Đây đang là một vấn đề lớn trong xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn nhất là các làng nghề truyền thống. Từ số liệu thẩm tra của Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, xin đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nên kiểm tra lại vấn đề trong xử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ở nông thôn. Con số 80% cơ sở xử lý nước thải công nghiệp thì hiện nay hoạt động không đạt như số liệu báo cáo.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời, có lẽ là lúc nói tôi nói không biết là các đại biểu khác nghe có như vậy không. Nếu mà đúng như thế thì tôi xin lỗi. Tôi đang nói là khu công nghiệp hiện nay có trên 80% là đã đầu tư hạ tầng xử lý nước thải tập trung, còn làng nghề thì tôi đang nói rằng hiện nay có trên 5.000 làng nghề, trong đó đã phân loại ra khoảng 160 làng nghề, trong đó 90 làng nghề là loại ô nhiễm nghiêm trọng, 60 làng nghề ở mức độ cần phải kiểm soát, còn lại các làng nghề truyền thống thì chúng ta cũng có các phương án để xử lý. Vấn đề này nếu được, tôi sẽ trao đổi cụ thể với đại biểu sau về các giải pháp, bởi vì các giải pháp nói chung với các loại hình làng nghề thì đây là một vấn đề rất lớn.
Thuỷ điện Bản Vẽ xả lũ đúng quy trình
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nêu chất vấn về quy hoạch thuỷ điện, "mỗi km có 3 nhà máy thuỷ điện và người dân ở vùng có nhiều nhà máy song không có điện".
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh cho biết, thực hiện Nghị quyết 62 của Quốc hội, Bộ Công Thương đã có thông tư hướng dẫn các địa phương rà soát lại quy hoạch thuỷ điện nhỏ và vừa. Cả nước đã đưa hơn 400 dự án ra khỏi quy hoạch, xoá bỏ 231 địa điểm đặt quy hoạch thuỷ điện nhỏ và vừa.
Riêng tỉnh Nghệ An đã rà soát 23 dự án, 6 dự án trên sông Cả, Nậm Vu, Nậm Hạt... đã được đưa ra khỏi quy hoach; hiện còn 42 dự án.
"Tỉnh Nghệ An thực hiện tương đối đúng theo quy định, yêu cầu chung về vấn đề này", ông Tuấn Anh nói.
Liên quan tới việc xả lũ thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An) vừa qua, ông Tuấn Anh nói mùa mưa lũ 2018 là "mùa lũ lịch sử với 4 cơn lũ liên tiếp, trong đó có 2 trận lũ tương đương tần suất 2% (trung bình 50 năm mới xảy ra 1 lần). Tính riêng trong tháng 8, lưu lượng nước về hồ trung bình tháng là 1.321 m3/s, có thể nói đây là giá trị lưu lượng trung bình tháng lịch sử, bởi vì lưu lượng trung bình tháng 8 tần suất 1% chỉ là 594 m3/s.
Trong 3 trận lũ đầu, thuỷ điện Bản Vẽ thực hiện tốt hoạt động xả lũ theo đúng quy trình. Nhưng tới trận lũ thứ 4, khả năng cắt lũ của thuỷ điện không còn vì 3 tỷ m3 đổ về, gấp 10 lần dung tích cấp lũ; đây là điều "không thể tránh".
"Như vậy, việc xả lũ đã thực hiện đúng quy trình, không có sai phạm", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Do tác động này, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có hỗ trợ, đền bù thiệt hại cho người dân địa phương.
Đối với cấp điện cho miền núi, nông thôn và hải đảo, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận, trên địa bàn Nghệ An còn một số lượng lớn thôn, bản chưa được cấp điện. Tuy nhiên, các thôn, bản này đều được đưa vào chương trình cấp điện cho miền núi, nông thôn và hải đảo theo Nghị quyết của Chính phủ. Bộ trưởng khẳng định, theo kế hoạch, đến 2020, toàn bộ các thôn, bản khó khăn trên cả nước sẽ được cấp điện từ lưới điện quốc gia,…
Tác giả bài viết: Theo D.T (Báo Kinh tế nông thôn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;