Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai - 11/01/2021 21:09

Hà Tĩnh xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ngày 21 tháng 02 năm 2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu chủ yếu của công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa là “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là tổ ấm của mỗi người, tế bào lành mạnh của xã hội”. Sau 15 năm triển khai Chỉ thị số 49-CT/TW, cùng với những thành tựu chung về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Trong 15 năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành 03 văn bản hướng dẫn học tập, quán triệt và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư. Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 03 nghị quyết liên quan đến công tác gia đình, trong đó Nghị quyết số 13/2005/NQ-HĐND, ngày 16/7/2005 “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số, gia đình và trẻ em giai đoạn 2005 - 2010” nêu rõ hàng năm trích 0,1% trong tổng chi ngân sách thường xuyên của tỉnh để đầu tư cho các hoạt động về công tác dân số, gia đình và trẻ em. Uỷ ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền với việc ban hành 18 văn bản cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án, chương trình hành động, chiến lược Quốc gia về công tác gia đình phù hợp với tình hình, điều kiện của tỉnh trong từng giai đoạn. Cùng với đó là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh đã hướng dẫn các địa phương triển khai công tác gia đình hằng năm. Các huyện, thành, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn phù hợp với điều kiện thực tiễn. Chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư lồng ghép với đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Nhiều địa phương, đơn vị đưa nội dung công tác gia đình vào hương ước, quy ước ở cộng đồng dân cư, quy chế công sở, tích cực vận động xây dựng gia đình văn hoá, xem đây là tiêu chí quan trọng để bình xét, công nhận gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. 

Công tác phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về công tác gia đình được tăng cường, đặc biệt Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Pháp lệnh dân số...; tổ chức các hoạt động  hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày gia đình Việt Nam 28/6, Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái 25/11, Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình... Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, thu hút  đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu tổ chức Lễ vinh danh Gia đình văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh, tổ chức các cuộc thi, hội thi “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tỉnh Hà Tĩnh”, “Tìm hiểu kiến thức về giáo dục đời sống gia đình”, tổ chức được trên 20 lớp tập huấn cho hơn 4000 cán bộ lãnh đạo phụ trách công tác gia đình các huyện, thành phố, thị xã, cán bộ thực hiện công tác gia đình tại các xã phường, thị trấn (từ năm 2008 đến nay)… Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức 258 lớp tập huấn liên quan đến nội dung bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức trên 250 lớp tập huấn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho gần 30.000 lượt báo cáo viên, cán bộ Hội các cấp, ban chủ nhiệm các câu lạc bộ. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng và phát sóng gần 500 chuyên đề, chuyên mục; Báo Hà Tĩnh thực hiện hơn 1400 tin, bài, ảnh tuyên truyền công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; tích cực triển khai các chương trình, phát động phong trào thi đua về gia đình hiệu quả, thiết thực, tạo sức lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân. Thông qua các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, tổ dân dân phố văn hóa đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiêu biểu, góp phần phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tỷ lệ gia đình văn hóa ngày càng tăng. Đến nay, toàn tỉnh có 334.983/372.253 gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 89,98%, tăng 25,98% so với năm 2005 (tỷ lệ 64%); số vụ bạo lực gia đình giảm, mức sống của các hộ gia đình được nâng lên. Nếu như năm 2008, toàn tỉnh có 359 vụ bạo lực gia đình thì đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 68 vụ bạo lực gia đình. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình đạt được nhiều kết quả tích cực. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 20/3/2012 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội. Theo đó, nhiều đám cưới thực hiện theo nếp sống mới, trên 90% đám tang tổ chức theo nếp sống văn minh, các hủ tục trong đám tang giảm dần.

Đặc biệt, đến nay 13/13 huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng mạng lưới cộng tác viên gia đình ở thôn, xóm, tổ dân phố. Hằng năm, tiến hành triển khai và nhân rộng các mô hình câu lạc bộ gia đình, phát triển các tổ hòa giải cơ sở, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng nhằm kịp thời tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ công tác gia đình. Đến nay, Hà Tĩnh có trên 600 câu lạc bộ hoạt động phòng chống bạo lực gia đình do các cấp hội phụ nữ thành lập, điều hành; có 17 mô hình điểm về gia đình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các địa phương thành lập; có hơn 350 cơ sở khám, chữa bệnh có bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình; gần 2300 tổ hòa giải với hơn 15.000 hòa giải viên cơ sở. Cuộc vận động “Gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư được đẩy mạnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, 15 năm qua, việc thực hiện Chỉ thị số 49/CT-TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn một số hạn chế như sau: Một số địa phương, đơn vị, cấp uỷ đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức; các ban, ngành đoàn thể chưa tích cực trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện công tác gia đình. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác xây dựng gia đình còn hạn chế, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Việc tuyên truyền, giáo dục, tư vấn về gia đình và công tác gia đình chưa thường xuyên, kịp thời, có lúc thiếu linh hoạt, chưa phù hợp với từng loại hình gia đình, vùng, miền. Công tác quản lý nhà nước về gia đình còn nhiều hạn chế; xã hội hoá công tác gia đình hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp chủ yếu là kiêm nhiệm; chuyên môn, nghiệp vụ về công tác gia đình còn hạn chế. Kinh phí từ nguồn ngân sách chi cho hoạt động về công tác gia đình chưa đáp ứng yêu cầu, cấp xã hầu như chưa có. Chế độ phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên gia đình còn thấp. Công tác phòng, chống bạo lực gia đình, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình chưa đồng bộ, thiếu chiều sâu. Số vụ bạo lực gia đình tuy giảm, nhưng số vụ mang tính chất nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng. Hiệu quả hoạt động của các mô hình câu lạc bộ gia đình, tổ hòa giải ở cộng đồng còn nhiều hạn chế. Tình trạng bạo lực gia đình, ngược đãi người già và trẻ em, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ra.

Trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư  khóa IX về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và Thông báo kết luận số 26-TB/TW, ngày 09/5/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về sơ kết Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư. Nâng cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể đối với việc thực hiện các nhiệm vụ công tác gia đình. Đưa công tác gia đình trở thành một nội dung trong chương trình, kế hoạch hoạt động của cấp ủy Đảng và chính quyền ở địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về gia đình và công tác gia đình; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng việc tổ chức thực hiện công tác gia đình. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác gia đình các cấp; chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm huy động và tăng cường các nguồn lực cho công tác gia đình. Chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, thôn, tổ dân phố văn hoá gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Thực hiện chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho gia đình chính sách, gia đình nghèo, gia đình dân tộc thiểu số. Tiếp tục nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình câu lạc bộ về gia đình trên địa bàn tỉnh…

Theo Nguyễn Nga/sovhttdl.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập208
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay43,721
  • Tháng hiện tại230,161
  • Tổng lượt truy cập83,286,156
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây