Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh nỗ lực bảo đảm vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Thứ bảy - 07/11/2020 08:13
Sau gần một tuần dốc sức triển khai, đến ngày 5/11, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện xong công tác vệ sinh môi trường sau mưa lũ; 100% trạm y tế, trường học được xử lý vệ sinh môi trường; trên 95% hộ gia đình đã được xử lý vệ sinh môi trường và các giếng nước, công trình vệ sinh…
Nhiều trạm y tế của huyện Cẩm Xuyên ngập trong nước  (Ảnh: PV)

Trong đợt mưa lũ kéo dài liên tục trong nhiều ngày qua, đồng thời các hồ đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn đồng loạt xả tràn khiến một số địa phương ở Hà Tĩnh bị ngập lụt nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Tĩnh, đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh có 13.246 hộ gia đình tại 86 xã, hơn 10.700 giếng nước, 11.500 công trình vệ sinh, 56 trường học, 40 trạm y tế bị ngập nước. Trong đó, các địa phương như: Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân... bị ảnh hưởng nặng nề.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh Đường Công Lự cho biết, để hỗ trợ người dân làm sạch môi trường và từng bước kiểm soát dịch bệnh sau mưa lũ, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh và các bệnh viện, trung tâm y tế huyện đã tổ chức nhiều đoàn đến các cơ sở y tế địa phương để khắc phục hậu quả sau khi nước lũ rút.

Với phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, Sở Y tế đã thành lập 9 tổ cơ động về 9 địa phương trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc công tác phòng chống dịch, hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt; đồng thời tiến hành phối hợp tổ chức thu gom xác động vật chết, sử dụng vôi bột và các hóa chất để xử lý khi chôn; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng; tiến hành xử lý các giếng khoan, giếng đào, các dụng cụ chứa nước ăn, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm, để khắc phục hậu quả mưa lũ, làm sạch môi trường, Bộ Y tế đã hỗ trợ 700.000 viên sát khuẩn nước Aquatabs; 1 nhà hảo tâm trao tặng 2000 kg phèn chua; Sở Y tế tiếp nhận từ Tổ chức Y tế thế giới 32.000 viên Aquatabs khử khuẩn; đã xuất cấp hơn 15.000 viên Aquatabs; 1000kg phèn, 12.500 viên CloraminB và 500kg phèn chua cho các trung tâm y tế, huyện, thành phố bị ngập lụt để xử lý môi trường và nguồn nước sinh hoạt.

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Tĩnh đã cấp bổ sung 500kg cloramin B và 40 nghìn viên aquatab, 20 lít hóa chất diệt muỗi cho các huyện.

 Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nỗ lực làm sạch môi trường, đảm bảo môi trường an toàn cho người dân  (Ảnh: PV)

Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh cho biết: ngay từ đầu mùa mưa bão, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão; rà soát, bổ sung trang thiết bị, vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp sau bão lụt; kiện toàn các đội cơ động phòng chống dịch. Vì vậy, ngay sau khi nước rút, Trung tâm đã tổ chức khảo sát tại các điểm ngập sâu đồng thời tăng cường nhân lực cho các đội cơ động phòng chống dịch, hỗ trợ thêm hóa chất và thuốc Aquatas cho các huyện bị ngập nặng.

Huyện Cẩm Xuyên là một trong ba địa phương bị ngập nặng nhất trong đợt lũ vừa qua. 150 thôn thuộc 19 xã của huyện Cẩm Xuyên bị ngập trong nước, có những nơi ngập sâu hơn 2 mét. Ngay sau khi nước rút, cả hệ thống chính trị tập trung cao cho công tác khắc phục thiên tai, ổn định cuộc sống, trong đó đặc biệt ưu tiên cho công tác xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân địa phương.

Đánh giá kết quả của công tác xử lý môi trường sau lũ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Cẩm Xuyên Phạm Văn Thắng cho biết: cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của cán bộ y tế, đội cơ động phòng chống dịch, huyện đã xử lý vệ sinh môi trường cho toàn bộ các hộ bị ngập lụt, xử lý làm sạch cho các gia đình có giếng đào và giếng khoan cũng như các công trình vệ sinh. Bên cạnh đó, huyện cũng huy động đội xe vận chuyển thu gom và phân loại rác thải về các điểm tập kết. Huyện cũng đã chôn lấp xử lý xác động vật, tiêu độc khử trùng, đảm bảo môi trường sống an toàn cho người dân.

Đoàn công tác Bộ Y tế giám sát hỗ trợ phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ (Ảnh: PV) 

Với sự vào cuộc của ngành y tế, các lực lượng vũ trang, đoàn thể chính trị xã hội, tính đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành việc vệ sinh môi trường tại các xã bị ngập; xử lý toàn bộ các điểm ngập gây ô nhiễm môi trường. Đến ngày 5/11, 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh đã thực hiện xong công tác vệ sinh môi trường sau lũ; 100% trạm y tế, trường học được xử lý vệ sinh môi trường; trên 95% hộ gia đình đã được xử lý vệ sinh môi trường và các giếng nước, công trình vệ sinh…

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh Đường Công Lự khẳng định, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, sự vào cuộc của các cấp, ngành đã góp phần xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe của người dân và Hà Tĩnh, chưa để các dịch bệnh bùng phát sau lũ, các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ sau mưa lũ không xảy ra; hiện các em học sinh đã đi đến trường, người dân sinh hoạt trở lại bình thường, các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh đã thực hiện việc tiếp nhận, thăm khám, điều trị bệnh cho người dân…/.

Theo dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập519
  • Hôm nay48,653
  • Tháng hiện tại707,980
  • Tổng lượt truy cập93,085,644
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây