Rầy nâu không chỉ gây hại trên lúa đang làm đòng trổ bông mà gây hại cả những trà lúa đã đỏ đuôi, việc phòng trị rất khó.
Đánh giá của một số cán bộ bảo vệ thực vật các địa phương, một số diện tích để xảy ra cháy rầy cục bộ là do những diện tích lúa này sử dụng giống không kháng rầy. Bên cạnh đó nông dân ít thăm đồng trong những ngày tết nguyên đán nên rầy nâu có cơ hội lan tràn.
Dự báo của ngành chức năng, rầy nâu sẽ tiếp tục phát triển và gây hại ở tuổi 4, 5 và trưởng thành trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đòng trỗ. Nếu không có những biện pháp chủ động thăm đồng thường xuyên, xử lý rầy đúng kỹ thuật thì nguy cơ xảy ra cháy rầy cục bộ trên một số trà lúa là rất cao.
Theo khuyến cáo của Chi cục BVTV Đồng Tháp, nông dân cần theo dõi mật số rầy trên ruộng, nhất là lúa giai đoạn đòng trỗ, nếu mật số cao hơn 3 con/tép và nhiều lứa gối nhau có thể xử lý bằng thuốc có tác dụng lưu dẫn để tăng hiệu quả phòng trừ, hạn chế tích lũy mật số giai đoạn trỗ chín, tình hình gây hại sẽ nặng hơn và rất khó xử lý.
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;