Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang: Nuôi thỏ thoát nghèo

Thứ năm - 07/08/2014 04:36
Nhờ chịu khó học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Lương Ngọc Tình (SN 1984), thôn Nghĩa Thượng, xã Minh Đức, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã thoát nghèo từ mô hình nuôi thỏ.

Hoàn cảnh khó khăn nên anh Tình sớm rời ghế nhà trường vào miền Nam tìm kế sinh nhai. Năm 2005, về quê lập nghiệp với số vốn ít ỏi, anh được Đoàn xã Minh Đức tín chấp cho vay 8 triệu đồng làm vốn phát triển mô hình nuôi thỏ. Anh Tình chia sẻ: “Nhận thấy thỏ dễ nuôi, vốn đầu tư thấp, có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn trong tự nhiên nên tôi khởi nghiệp với 20 con thỏ giống”. 

Sau vài năm thấy có lãi, đến năm 2010, anh đầu tư hơn 200 triệu đồng làm hệ thống chuồng nuôi khép kín, cải tạo nguồn nước sạch bảo đảm vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh. Đến nay gia đình anh duy trì, phát triển lên khoảng 400 con (mỗi năm 3 lứa) gồm gần 100 thỏ mẹ, 200 thỏ giống và hơn 100 thỏ thương phẩm. Với giá 50 nghìn đồng/con thỏ giống, từ 70 đến 80 nghìn đồng/kg thỏ thương phẩm, trừ chi phí, mỗi năm, gia đình anh thu lãi hơn 100 triệu đồng. 

Được biết, thời gian đầu, anh Tình gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nên có lúc hàng chục thỏ bị bệnh rồi chết. Không nản chí, anh nỗ lực tìm hiểu kỹ thuật đồng thời tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nuôi thỏ thành công ở tỉnh Hải Dương, Nam Định... Nhờ vậy, đàn thỏ ngày càng sinh sôi, bảo đảm chất lượng. Hiện thỏ thương phẩm của gia đình anh không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn bán sang tỉnh bạn như: Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Nội...  

Là thành viên tiêu biểu của Câu lạc bộ đa dạng sinh học tỉnh Bắc Giang, anh Tình tích cực giúp đỡ chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách chăm sóc thỏ cũng như hỗ trợ vốn cho nhiều thanh niên địa phương vươn lên thoát nghèo.

 

Theo Báo Bắc Giang Điện Tử

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay24,919
  • Tháng hiện tại250,067
  • Tổng lượt truy cập85,157,103
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây