Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang: Triệu phú nông dân

Thứ hai - 03/11/2014 22:06
Lập nghiệp từ những miền quê nghèo nhưng bằng sự cần cù, năng động và khát vọng làm giàu, nhiều nông dân có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chủ trang trại bò

Ngày nào cũng vậy, đàn bò béo tròn, cổ đeo chuông hai lần đủng đỉnh nối đuôi nhau đi trên đoạn đường từ dãy núi Ba Chỏm với thôn Cả, xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Chủ của đàn vật nuôi đó là một người dân trong thôn - anh Ngô Văn Việt, 34 tuổi. Hiện trang trại của anh có 25 con bò nái và 20 bê con. Gia đình anh Việt làm ruộng, bố mẹ hay đau ốm lại đông con nên học hết THCS anh ở nhà và trở thành lao động chính.

Năm 2002, sau khi lập gia đình, nhận thấy đồi bãi quê mình rộng rãi, phù hợp với việc chăn nuôi bò nên anh đã quyết định vay vốn bắt đầu sự nghiệp. Ban đầu, anh mua hai con giống, một năm sau bò sinh một cặp bê con. Đầu năm 2004, anh lại tiếp tục vay vốn mua thêm 5 bò nái. Từ đó tới nay, đàn vật nuôi của anh cứ thế phát triển, một phần được giữ lại để sinh sản, một phần bán thương phẩm. 

Nói về công việc của mình, anh hào hứng: “Chăn bò cũng kỳ công lắm, mình không nuôi công nghiệp, thả ngoài đồi nên phải tạo cho chúng có thói quen riêng, nếu không sẽ bị lạc. Khi mới nuôi, ngày nào tôi cũng dùng còi tay, sau chuyển sang còi xe máy phát tín hiệu cho cả đàn tập trung lại để lùa về vào cuối buổi. Trước đây tôi từng bị lạc mất mấy con, nghĩ lại vẫn thấy tiếc quá”. 

Theo anh, để đàn vật nuôi không mắc bệnh, lớn nhanh phải tiêm phòng định kỳ; thường xuyên pha nước muối loãng cho bò uống hàng ngày để tăng sức đề kháng; đặc biệt không thả qua đêm trên núi vì dễ mắc bệnh. Nhờ đó, đàn bò luôn khỏe mạnh. Nợ đã trả hết, 4 năm trở lại đây bình quân mỗi năm anh thu về gần 200 triệu đồng.

“Cán bộ khuyến nông” tại gia

Cùng cán bộ Hội nông dân đến thăm vườn cam Đường Canh nhà anh Vũ Duy Kiệm thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc (Lục Ngạn), đây là một trong những hộ có diện tích cam lớn nhất thôn. Những cây cam xanh mướt, sai trĩu, quả căng mọng. Vừa chỉ lối đi anh Kiệm vừa kể, trước đây, nơi này là vùng đất trồng vải U hồng nổi tiếng khắp vùng, có được vài sào đất đã là mơ ước của nhiều người dân. Các hộ trong thôn rủ nhau mua giống, chiết cành nhân rộng. Khi ấy, nhà anh cũng có 1 ha vải U hồng, mỗi vụ thu 30-50 triệu đồng.

Năm 2004, bạn hàng ở Hưng Yên lên mua vải giới thiệu về cây cam Đường Canh, anh tìm sang tận nơi để học hỏi. Về nhà anh thuyết phục vợ liều đổi cả vườn vải lấy đất trống trồng cam Canh. Anh tâm sự: “Lúc đó ai cũng bảo tôi là “hâm”. Ba năm sau, cam cho thu quả lứa đầu, doanh thu được 1 tỷ đồng. 1ha cam Canh lúc trồng đầu tư mất 70 triệu đồng. Những năm cây chưa cho quả ngày nào hai vợ chồng tôi cũng học hỏi kỹ thuật chăm sóc, tưới cây đến đêm khuya. Tôi thường tìm đến những trang trại bị mất mùa để tìm hiểu nguyên nhân rồi về rút kinh nghiệm. Làm quen nên dần cũng thành “cán bộ khuyên nông” tại gia, giờ nhìn màu lá là biết ngay cây bị bệnh gì”. 

Không phụ công người, vườn cam luôn xanh tốt. Mấy năm nay, cam nhà anh đều được mùa, bình quân thu về 1,5 tỷ đồng/năm; có vụ trước giá cao thu tới 3 tỷ đồng. Năm nay, nhiều cây trong vườn không cho quả do “phải nghỉ để dưỡng sức” nhưng anh Kiệm vẫn ước thu được 20 tấn, khoảng 1,3 tỷ đồng. Nhờ chăm chỉ, năng động, ham học hỏi anh Kiệm đã trở thành tỷ phú cam Đường Canh trên đất vải U hồng.

Đất trũng sinh lời

Cũng là một nông dân năng động, gia đình chị Trần Thị Lan, thôn Ngòi Lan, xã Lan Giới (Tân Yên) mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ chuyển đổi chân ruộng cấy lúa không ăn chắc sang nuôi thủy sản kết hợp nuôi lợn. Cách đây 10 năm, chị Lan đổi hơn 1 mẫu ruộng cấy lúa hai vụ về khu Đồng Cầm đào ao và xây dựng chuồng trại nuôi lợn. Ao chia làm hai phần, một phần nhỏ nuôi cá bột, còn lại thả cá thịt. Hai dãy chuồng lợn xây trên bờ với quy mô 30 con lợn nái và 200 con lợn thịt/lứa.

Chị Lan cho biết: “Muốn sản xuất đạt hiệu quả cao phải thường xuyên cập nhật thông tin, thị hiếu tiêu dùng trên thị trường để có cơ cấu chăn nuôi phù hợp; cùng đó phải thường xuyên vệ sinh, phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Cá rô phi đơn tính và lợn siêu nạc được tôi lựa chọn làm vật nuôi chủ đạo”. 

Nhờ có sự nhạy bén trong sản xuất và nắm bắt được kỹ thuật, sản phẩm chăn nuôi của chị Lan được thương lái ưa chuộng. Bình quân mỗi năm, gia đình chị bán 7 tấn cá, gần 60 tấn lợn. Năm nay, giá lợn, cá khá ổn định, chị ước đã thu lãi được 500 triệu đồng. Nhớ lại quãng thời gian khó khăn chị Lan chia sẻ: “Hơn 10 năm trước, cùng với chiếc xe ngựa cũ hai vợ chồng tôi ngày nào cũng lên rừng lấy củi trang trải cuộc sống. Có năm mưa bão cả tháng phải ở nhà, lo đủ gạo thổi cơm hằng bữa còn chật vật. Đến khi nhà nước có chính sách dồn điền đổi thửa, tôi mạnh dạn vay mượn của người thân, thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng chuyển hướng phát triển kinh tế, lấy ngắn nuôi dài nên có cơ ngơi như bây giờ”. Hiện nay, ngoài việc làm giàu cho gia đình, trang trại của chị Lan còn tạo việc làm cho 2 lao động với thu nhập 2,5 triệu đồng/người/tháng

Theo Hội Nông dân tỉnh, toàn tỉnh có hơn 100 nghìn hộ sản xuất kinh doanh giỏi 4 cấp, trong đó có 62 hộ thu nhập từ 1 tỷ đồng/năm trở lên.

 

Nguồn: Báo Bắc Giang Điện Tử

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập557
  • Hôm nay75,399
  • Tháng hiện tại811,509
  • Tổng lượt truy cập93,189,173
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây