Học tập đạo đức HCM

Biến đồi hoang thành trang trại trù phú

Thứ ba - 28/10/2014 22:56
Trang trại của chị Vi Thị Ngọc, dân tộc Thái, ở bản Quảng, xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nằm trên một quả đồi chừng 6.000m2.

 

Chị Vi Thị Ngọc chăm sóc đàn lợn thịt thương phẩm

Chị Vi Thị Ngọc chăm sóc đàn lợn thịt thương phẩm

 

Chừng 20 năm trước, chị Ngọc bàn với chồng là anh Lương Văn Ánh - giáo viên tiểu học - chọn một quả đồi hoang ở bản Quảng để lập nghiệp. “Hồi đó ở đây còn hoang vắng, ít người qua lại. Vợ chồng cực nhọc đào gốc bốc rễ, ngày làm việc 10 - 12 tiếng, nhiều hôm trăng sáng vợ chồng vẫn tranh thủ làm...” - chị Ngọc nhớ lại. Rồi anh Ánh lo việc trường việc lớp, trăm công nghìn việc ở trang trại đều do chị Ngọc một tay lo toan gánh vác. Mới đầu thì vỡ ruộng cấy lúa, trồng ngô để có cái ăn hàng ngày. Khi đủ lương thực rồi, chị vay ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn gà, đào ao thả cá.

Với sự cần cù, chịu khó và đầu óc sáng tạo của người phụ nữ Thái, gia đình chị Ngọc thu nhận được những quả ngọt từ những lứa lợn, gà và cá. Cuộc sống của gia đình chị theo đó trở nên khấm khá hơn. Để mở rộng trang trại, chị Ngọc lặn lội đi tham quan các mô hình trang trại trong và ngoài tỉnh. Tìm đọc sách, báo, trong đó có báo Nông Thôn Ngày Nay về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, để tìm ra một mô hình sản xuất phù hợp với đất đai, khí hậu quê mình. Khi chăn nuôi có lãi, chị tiến thêm một bước là đầu tư mở rộng diện tích trồng rừng.

Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, từ hai bàn tay trắng, nay gia đình chị Ngọc đã có một trang trại trù phú gồm ao cá có diện tích mặt nước 1.000m2, 10 con bò, hàng trăm gà vịt và trồng được 6ha rừng keo kinh doanh. Chuồng lợn của chị thường xuyên có 150 - 180 con lợn thịt, 3 tháng xuất chuồng 1 lứa xấp xỉ 10 tấn lợn hơi. Mỗi năm, từ các nguồn thu từ chăn nuôi, trồng trọt và rừng kinh doanh, gia đình chị Ngọc có thu nhập ổn định 500 triệu đồng. Ngoài khoản tiền chi tiêu, mua sắm trong nhà, cấp cho 2 con đang học đại học, vợ chồng chị Ngọc còn trích một phần đóng góp quỹ từ thiện nhân đạo, hỗ trợ người nghèo, giúp đỡ những gia đình gặp tai nạn rủi ro...

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm172
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại243,976
  • Tổng lượt truy cập85,151,012
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây