Học tập đạo đức HCM

Bắc Ninh: Liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thứ sáu - 03/11/2017 04:33
Lương Tài (Bắc Ninh) hiện là địa phương “sở hữu” khá nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt các mô hình này đều là kết quả liên kết chuỗi sản xuất chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp.

Kiểm tra rau trong nhà lưới của Công ty CP sản xuất và chế biến thực phẩm sạch Lương Tài.      

Cám ơn doanh nghiệp! 

Ông Nguyễn Hữu Linh, xã Lai Hạ có 1 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3600m2) ớt chỉ thiên, 1 mẫu rau, củ, quả. Trước đây, chính vụ ớt chỉ thiên chỉ bán được 15.000đồng/kg, thậm chí không gặp được người mua thì 5.000 - 7.000 đồng/kg cũng phải bán. Rau, củ, quả còn thảm hại hơn, bắp cải chỉ bán được với giá 10.000-11.000 đồng/kg, thậm chí 6.000-7.000 đồng/kg tại ruộng. Tỏi tươi cũng vậy, thường xuyên gặp tình trạng rớt giá. “Thật may, năm 2016, anh Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và chế biến thực phẩm sạch Lương Tài đến thăm đồng ruộng. Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, anh Tuấn Anh yêu cầu chúng tôi không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chuyển sang dùng thuốc sinh học do công ty hướng dẫn và cung cấp. Công ty cam kết thu mua sản phẩm cho chúng tôi với giá cao hơn thị trường gấp nhiều lần và rất ổn định.

Hiện, giá ớt lên tới 20.000 đồng/kg, mỗi vụ chúng tôi thu hoạch trên dưới 10 tấn ớt. Bắp cải 15.000 -20.000 đồng/kg, bình quân 5-6 tấn/vụ; tỏi 45.000 đồng/kg; hành 15.000 đồng/kg, bình quân 6 tấn/vụ. Năm 2016, doanh thu của gia đình tôi đạt 200-300 triệu đồng, trong khi trước đó chỉ được 150-200 triệu đồng/năm”, ông Linh chia sẻ.               

Cùng xã với ông Linh, bà Nguyễn Thị Trường Tâm cũng có 1 mẫu cà rốt, bình quân thu nhập 20 tấn/năm. Năm 2016, cà rốt nhà bà cũng được Công ty Cổ phần sản xuất và chế biến thực phẩm sạch Lương Tài thu mua với giá 3.000-3.600 đồng/kg, cao hơn giá thị trường. Về thương thức canh tác, cũng như ông Linh, bà Tâm đã chuyển sang thuốc thuốc sâu sinh học.

“Thành công nào cũng khởi đầu từ đam mê”

Ông Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và chế biến thực phẩm sạch Lương Tài cho biết, trước đây ông là kỹ sư xây dựng. Những lần về Lương Tài chơi, ông thấy đồng đất ở đây bỏ hoang còn nhiều, trong khi đi đâu cũng nghe nói đến thực phẩm bẩn, ông đã tìm hiểu và gắn bó với công việc nhà nông lúc nào không hay.

Để liên kết với nông dân và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, công ty đã ươm các loại giống (nhập khẩu từ Nhật) tại trang trại của mình và chuyển giao cho nông dân; hỗ trợ, thu tiền thấp, thuốc trừ sâu sinh học để bà con bảo vệ cây trồng. Trước mắt, ông đang ký hợp đồng sản xuất, thu mua với 10 hộ dân, đồng thời mở rộng vùng nguyên liệu lên 1.000ha cả ở Bắc Ninh và Hải Dương. Hiện, công ty đang xuất khẩu các loại sản phẩm như: cà rốt, ớt chỉ thiên, hành, tỏi… ở cả 2 dạng: sấy khô và tươi.  

Đánh giá về những mặt đựơc và chưa được khi công ty liên kết với nông dân để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, ông Tuấn Anh cho biết, có 2 cái khó: đó là văn hóa của người sản xuất, bà con chưa quen làm ăn lớn; mặt khác, đất đai đang là sở hữu cá nhân, manh mún, nhỏ lẻ. Cùng một cánh đồng nhưng lại trồng nhiều loại giống khác nhau; ví dụ: Thái Lan chỉ có 40 mẫu giống về cây lúa, mỗi huyện, tỉnh làm 1 loại giống. Trong khi đó, Việt Nam có tới 400 loại giống trên một huyện/tỉnh, thậm chí là trên 1 cánh đồng nên tỷ lệ lai tạp lớn, không xuất khẩu được.

Song, cũng phải khẳng định rằng, chúng ta có nhiều lợi thế như, các bãi bồi ven sông màu mỡ, thích hợp với việc trồng hoa màu, những nông sản nhiệt đới mà nhiều quốc gia khác không có được. Người dân cần cù, sáng tạo trên đồng ruộng, nhanh nhạy với thị trường... Vì vậy, để theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Trước mắt, cần dồn đổi ruộng đất để có cánh đồng lớn, thuận lợi cho canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Vững, Phó chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh, cho biết: “Hiện, Bắc Ninh có 3 doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, với tổng số vốn trên 500 tỷ đồng; doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nhiều hơn, ước tính trên 100 đơn vị, vốn đầu tư 50 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra, để động viên doanh nghiệp đầu tư vào mảng nông nghiệp nhiều hơn, Bắc Ninh đã hỗ trợ 50% vật tư, thiết bị của dự án (nhưng không quá 5 tỷ đồng/dự án) cho tổ chức cá nhân có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản. Hỗ trợ 70% kinh phí mua giống, vật tư, thiết bị của các mô hình trình diễn; doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, sản phẩm nông nghiệp sẽ được giảm 100% lãi suất vay ngân hàng. Với những chính sách này, thời gian tới sẽ còn nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở Bắc Ninh”.     


Theo Dương An Như/Báo KTNT.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,172,135
  • Tổng lượt truy cập88,527,205
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây