Học tập đạo đức HCM

Cán bộ lên núi giúp dân xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 31/08/2017 19:41
Theo chân đoàn công tác của Chi bộ Hành chính huyện Ba Bể, chúng tôi lên thôn Lủng Tráng, xã Hà Hiệu- nơi sinh sống của 100% đồng bào dân tộc Dao. Mục đích của đoàn công tác là đi khảo sát, tuyên truyền, vận động người dân thôn Lủng Tráng thực hiện tiêu chí 17 Môi trường.
đường lên Lủng Tráng gặp khó khăn vì sạt lở
đường lên Lủng Tráng gặp khó khăn vì sạt lở

Đường lên Lủng Tráng sau một đêm mưa đường đất rồi trơn trượt, có đoạn dốc thẳng đứng, rất nguy hiểm khi không may giữa đường đoàn gặp tảng đá to chắn ngang, cây vừa đổ. Để đi qua, người dân mở một con đường nhỏ qua cạnh hòn đá nhưng bùn đất dày, phải dắt và đẩy xe đi mới có thể qua được. Đến trung tâm thôn, đoàn công tác chia làm 02 nhóm đến từng hộ dân.

Chúng tôi đi theo đoàn của đồng chí Mạc Văn Cầu, cán bộ Ban quản lý dự án làm tổ trưởng, điểm đến là 11 hộ dân gần khu vực Phân trường. Được biết thôn Lủng Tráng có 56 hộ thì có 28 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo và chưa có điện. Qua rà soát   tiêu chí Môi trường ở đây chưa đạt nhất là chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu, nhà tiêu hợp vệ sinh, điểm thu gom rác…

Đoàn công tác cán bộ huyện Ba Bể làm công tác dân vận giúp dân Lủng Tráng xây dựng nông thôn mới
Đoàn công tác cán bộ huyện Ba Bể làm công tác dân vận giúp dân Lủng Tráng xây dựng nông thôn mới

Điểm đến đầu tiên là nhà ông Triệu Quầy Khèn. Đoàn công tác trao đổi về mục đích chuyến đi, thăm nắm nguyện vọng của gia đình…Khi  gia đình ông Khèn đồng ý với chủ trương ‘Nhà nước và nhân dân cùng làm” đoàn công tác kiểm tra địa điểm để tư vấn xây dựng nhà tắm, nhà tiêu, khu chuồng trại. Khu nhà tắm mà gia đình sử dụng chỉ là kê vài tấm ván, kế bên là chuồng lợn không có hố phân mà thải “tự nhiên” ra vườn gặp mưa liên tục gây mùi hôi khó chịu. Đoàn công tác phân tích những việc gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe, chuồng lợn phải để xa nhà ít nhất 10m và đào hố đựng phân.

Sang nhà Lý Dào Vạng- một trong những hộ đăng ký thoát nghèo trong năm 2017, vẫn là chuồng lợn trước cửa nhà cách không đến 2m, chuồng trâu cạnh nhà bếp, ẩm ướt thế nhưng qua quan sát chúng tôi thấy được ý chí thoát nghèo của gia đình anh Vạng. Tự nuôi lợn nái để tự cung tự cấp giống lợn, đàn trâu 6 con; trong nhà có nhiều ngô treo trên gác bếp, có máy quạt thóc bằng tay, máy nghiền ngô chạy máy nổ bằng dầu vì chưa có điện. Khi nghe đoàn công tác nói về thực hiện tiêu chí môi trường, anh Vạng chia sẻ: gia đình cũng dự định sẽ xây dựng lại khu chuồng trại nhưng do nằm trong danh sách di dời để xây dựng khu Làng thanh niên nên chưa dám làm.

Tiếp tục hành trình “cuốc bộ” bởi ở đây các hộ sống “biệt lập’ mỗi hộ nửa quả đồi nhưng điểm chung được rút ra, hầu hết các hộ dân đất rộng nhưng không có làm nhà tắm, nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi lợn, trâu bò ngay cạnh nhà khoảng cách gần là 2m, xa là 6m.

Mặt trời lên đến đỉnh đầu cũng là lúc chúng tôi kết thúc chuyến đi đến các hộ dân, tại điểm nghỉ chân đoàn đã trao đổi để thống nhất cách giúp người dân khi kinh phí vận chuyển vật liệu để xây dựng 40 cái nhà tiêu, nhà tắm với số tiền hỗ trợ 1.250.000 đồng/hộ. Đoàn công tác đã bàn bạc đưa ra cách làm sẽ xây dựng điểm một nhà tiêu, nhà tắm tại một hộ dân và mời người dân đến xem, học tập. Sau đó, tính toán kinh phí và liên hệ lấy vật liệu, vận chuyển lên một địa điểm, huy động người dân tự chuyển về nhà.

Được biết việc giao cho đảng viên trong Chi bộ khối cơ quan tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tiêu chí Môi trường đã được áp dụng và thành công tại xã Cao Trĩ (xã điểm nông thôn mới). Phát huy điều này, Huyện ủy Ba Bể đã có văn bản chỉ đạo các Chi bộ tiếp tục có sự phân công, giúp đỡ các hộ dân ở thôn bản vùng cao thay đổi nhận thức, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại để xa nhà ở, gom rác thải…hầu hết các cuộc làm công tác dân vận tuyên truyền này được các đảng viên sắp xếp vào cuối tuần để tránh ảnh hướng đến công việc. 

Dù chặng đường để thay đổi thói quen đã tồn tại lâu của người dân Lủng Tráng sẽ còn cần nhiều chuyến dân vận như ngày hôm nay. Mong rằng không xa nữa Lủng Tráng sẽ có điện lưới, môi trường sạch sẽ, đời sống kinh tế phát triển, nông thôn đổi mới.


Theo Hà Nhung/Bắc Kan.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập435
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại859,943
  • Tổng lượt truy cập92,033,672
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây