Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi liên kết chuỗi

Thứ ba - 24/10/2017 23:32
Nói đến gà giống Cao Khanh (Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh) ở xã Cát Tân (huyện Phù Cát, Bình

Bởi lẽ, từ năm 2014 gà giống Cao Khanh đã đạt danh hiệu “Thương hiệu danh tiếng Việt Nam” trong lĩnh vực chăn nuôi, SX gà giống. Đến năm 2016 gà giống Cao Khanh lọt vào top 10 “Sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam”.

13-59-31_1
Trạm ấp gia cầm của Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh

Mới đây, vào cuối tháng 7/2017, gà giống Cao Khanh là 1 trong 4 sản phẩm, thương hiệu hàng hóa của Bình Định được trao tặng danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017”.

Chưa dừng lại ở đó, Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đang nhắm đến mục tiêu xây dựng mô hình chăn nuôi liên kết chuỗi, doanh nghiệp cùng nông dân chung tay cùng làm theo hướng SX hàng hóa.

Ý tưởng xây dựng mô hình chăn nuôi liên kết chuỗi đã hình thành trong đầu ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh, từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, để đưa ý tưởng vào thực tế SX, ông Khanh còn đang phải vượt qua nhiều ngáng trở, bởi mô hình này còn khá xa lạ với nông dân.

Mục tiêu ông Khanh đặt ra cho mô hình chăn nuôi liên kết chuỗi là giúp người nông dân giảm thiểu được rủi ro trong chăn nuôi. Bởi theo ông Khanh, thực tế cho thấy một khi thấy giá gia cầm tăng cao là người chăn nuôi đổ xô tăng đàn gia cầm mà không tính đến nhu cầu thị trường. Đến khi giá gia cầm “sập” thì cả người chăn nuôi lẫn doanh nghiệp cung cấp con giống và người tiêu dùng đều bị động, thiệt thòi.

“Theo dõi biến động của thị trường gia cầm trong thời gian qua, ai cũng thấy rõ là trong đa số các vụ rớt giá sản phẩm chăn nuôi gia cầm đều phát xuất từ nguyên nhân chính là giữa doanh nghiệp và nông dân không có sự liên kết trong việc bao tiêu sản phẩm. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã tính đến “bài toán” này, nhưng do chưa được tổ chức một cách bài bản nên chưa mang lại hiệu quả”, ông Khanh trăn trở.

13-59-31_2
Những chú gà giống mới nở

Cũng theo ông Khanh, Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã liên kết SX với rất nhiều hộ chăn nuôi gia công trong và ngoài huyện Phù Cát, đặc biệt là đã triển khai mô hình liên kết chăn nuôi với Cty Thái An (TX An Nhơn).

Ý nguyện của ông Khanh, trong thời gian tới Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh sẽ xây dựng mô hình chăn nuôi liên kết chuỗi doanh nghiệp và nông dân cùng làm theo hướng SX hàng hóa, Cty sẽ bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh sẽ đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm và nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, đảm bảo quy trình SX khép kín.

“Thực hiện được điều này, người chăn nuôi sẽ an tâm SX, doanh nghiệp sẽ xây dựng được thương hiệu an toàn thực phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho các trung tâm thương mại và khu chế xuất, đồng thời hướng đến xuất khẩu”, ông Cao Văn Khanh nói chắc.

Song song đó, Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh vẫn không quên củng cố thương hiệu gà giống Cao Khanh, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn phát triển ra nước ngoài. Cty đã đầu tư khép kín từ hệ thống trang trại chăn nuôi, hệ thống máy ấp nở, hệ thống phòng và kiểm soát dịch bệnh, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong đó, trạm ấp gia cầm với diện tích 2.500m2, vốn đầu tư 20 tỷ đồng tại xã Cát Tân (huyện Phù Cát), có công suất 1,2 - 1,5 triệu con/tháng. Một khu phức hợp bao gồm trạm ấp, trang trại gà bố mẹ và cơ sở lưu trú đạt chuẩn cho SX gà giống khoảng 3,5ha ở xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đã đi vào hoạt động từ năm 2011, cung cấp con giống cho thị trường các tỉnh phía Nam.

13-59-31_3
Sản phẩm gà giống của Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh

Đến nay, Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã xây dựng được hệ thống phân phối qua 200 đại lý cấp 1 trên toàn quốc; doanh thu trên 100 tỷ đồng/năm. Đến đầu năm 2017, tổng sản phẩm con giống đã đạt gần 2 triệu con/tháng, riêng dây chuyền ở Cát Tân (huyện Phù Cát) tăng 30% so với năm ngoái.

“Thị trường đang dần mở rộng ra bên ngoài, mỗi năm chúng tôi xuất bán sang thị trường Lào và Campuchia khoảng 2 triệu con gà giống. Đây là chiến lược cạnh tranh nhằm dần dần tăng độ bao phủ sản phẩm; đồng thời cũng khẳng định được thương hiệu con giống gà màu Việt Nam với các nước láng giềng”, ông Cao Văn Khanh chia sẻ.
Theo Đình Thung - Mạnh Tuấn/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,215,832
  • Tổng lượt truy cập88,570,902
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây