Học tập đạo đức HCM

Chàng trai 9X thu tiền tỷ từ chăn nuôi gà, lợn 'sạch'

Chủ nhật - 25/09/2016 10:50
Biết tận dụng lợi thế của địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Bùi Đăng Thích (thôn 7, xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn) đã phát triển thành công mô hình chăn nuôi, với quy trình “sạch”, mỗi năm thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Học xong THPT, anh Thích vào miền Nam làm thuê cho một số trang trại chăn nuôi. Sau một thời gian tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức sản xuất, 2011 anh về quê lập nghiệp. Quê anh có lợi thế đất đai rộng lớn, nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi khá dồi dào, bởi vậy anh Thích mạnh dạn phát triển mô hình trang trại chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, với quy trình “sạch”.

1
Anh Thích phát triển mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt, áp dụng khoa học kỹ thuật, với quy trình “sạch”.

Đầu tiên, anh Thích tập trung đầu tư chăn nuôi lợn thịt. Mặc dù hiệu quả chăn nuôi khá nhưng sau mỗi lứa xuất bán, nguồn giống để chăn nuôi lứa mới lại khan hiếm. Để chủ động nguồn con giống cho chính trang trại gia đình mình, đồng thời đáp ứng nhu cầu lợn giống cho bà con nông dân địa phương, anh Thích đã vay vốn để đầu tư trang trại chăn nuôi lợn tập trung. Trên diện tích vườn đồi khoảng 1.800m2, anh xây dựng hệ thống chuồng trại liên hoàn, bao gồm các khu nuôi lợn nái sinh sản và khu nuôi lợn con. Trong mỗi khu chuồng trại được đầu tư bể tắm, hệ thống ăn uống bán tự động, lắp camera để theo dõi tình hình phát triển, thay đổi sức khỏe của đàn lợn.

Chia sẻ bí quyết chăn nuôi, anh Bùi Đăng Thích cho biết: Định kỳ hàng tháng, tôi tiến hành phun thuốc khử mùi 2 lần bảo đảm cho chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được giữ vệ sinh, sạch mầm bệnh. Đồng thời, tiêm phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi đúng kỹ thuật. Nguồn thức ăn chủ yếu là các loại ngô, lúa được thu mua của các bà con trong vùng”.

Nhờ áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín và tuân thủ nghiêm ngặt việc tiêm phòng nên đàn lợn phát triển khỏe mạnh, ít dịch bệnh. Từ 30 con lợn nái và 3 con lợn đực giống ngoại, mỗi năm anh tiến hành nhân giống và xuất bán được gần 700 con lợn giống cho thị trường trong và ngoài huyện.

2
Mỗi năm anh Thích thả nuôi khoảng 6.000 con gà thịt

Thành công với mô hình chăn nuôi lợn nái, anh Thích tiếp tục đầu tư chăn nuôi gà thịt. Nhờ nắm vững kiến thức chăn nuôi nên anh luôn chủ động việc chọn lựa con giống, phòng bệnh, đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi đúng kỹ thuật cho đàn gà. Anh nuôi gà theo phương pháp thả rông trong vườn đồi nên chất lượng thịt thơm ngon.

Để tìm kiếm đầu ra sản phẩm, anh Thích tăng cường quảng bá, kết nối qua các kênh Intrernet. Nhờ đó, khách hàng biết đến trang trại chăn nuôi gà đồi của anh ngày càng nhiều. Mỗi năm anh nuôi luân phiên 2 lứa, mỗi lứa trên 3.000 con, xuất bán trên 8 tấn gà thịt. Thị trường tiêu thụ gà thương phẩm của trang trại chủ yếu là thành phố Vinh và Hà Nội ...

3
Anh Bùi Đăng Thích nuôi hàng nghìn con gà theo phương pháp thả rông trong vườn đồi nên chất lượng thịt thơm ngon. 

Với sự nhạy bén, năng động, biết áp dụng KHKT vào chăn nuôi, đến nay anh Bùi Đăng Thích đã xây dựng được mô hình phát triển kinh tế thu nhập cao; là niềm mơ ước của nhiều thanh niên địa phương. Với mô hình phát triển chăn nuôi lợn nái và gà thịt mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi khoảng 500 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh Thích còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động, với mức lương trên 3 triệu đồng/tháng.

Trao đổi về mô hình trang trại chăn nuôi hiệu quả tại địa phương, ông Trần Quang Trung – Chủ tịch Hội nông dân xã Đức Sơn cho biết: Hiện nay, anh Thích đang đấu thầu thêm 4 ha đất để mở rộng trang trại chăn nuôi thêm lợn thương phẩm trên 300 con. Xã tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân đến trang trại học tập và tạo điều kiện hỗ trợ kỹ thuật để bà con nhân rộng mô hình chăn nuôi, nhằm khai thác lợi thế, phát triển kinh tế địa phương”.

Theo Báo Nghệ An

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay33,166
  • Tháng hiện tại113,946
  • Tổng lượt truy cập88,792,280
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây