Học tập đạo đức HCM

Có phương án tốt, làm ăn chắc thắng

Thứ ba - 12/11/2013 03:53
Người tiêu dùng hiện đã quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn khi chọn thực phẩm cho gia đình. Các sản phẩm đạt chuẩn rau an toàn, VietGAP, GlobalGAP… đang được ưu tiên chọn mua.
Tỷ phú Nguyễn Khắc Hồng hiện là chủ cơ sở chế biến gỗ Hồng Tiến (xóm 8, thôn Văn Quang, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm làm ăn của mình.

Ông Hồng tâm sự: “Làm chủ cơ sở chế biến gỗ bận lắm! Ngày nào cũng phải trực ở xưởng đôn đốc anh em làm việc cho kịp tiến độ, chậm là mất khách ngay”.

Ông Hồng (áo trắng) giám sát công nhân xẻ gỗ.
Ông Hồng (áo trắng) giám sát công nhân xẻ gỗ.

Dẫn chúng tôi đi tham quan xưởng gỗ của mình, ông Hồng kể: Năm 1978, ông tham gia lớp đào tạo công nhân phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Học xong, do trục trặc về giấy tờ nên ông không được tuyển đi làm. Để có tiền sinh sống, ông phải làm nhiều nghề, từ phụ hồ đến buôn bán. Đầu năm 1988, thấy một số hộ ở địa phương chế biến gỗ có thu nhập khá, ông bàn với vợ thuê 300m2 đất ruộng ngoài bãi mở xưởng chế biến gỗ.

Vợ chồng ông vừa làm, vừa tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Nhờ sản phẩm gỗ có chất lượng, cơ sở của vợ chồng ông nhanh chóng có uy tín với khách hàng trong, ngoài huyện. Các đơn đặt hàng theo đó tăng lên liên tục.

Có vốn, năm 2006, ông quyết định mua 100m2 đất và thành lập cơ sở chế biến gỗ Hồng Tiến và đầu tư thêm máy móc hiện đại về làm các sản phẩm từ đà giáo xây dựng đến các sản phẩm đồ gỗ gia dụng. “Với tốc độ đô thị hoá, sản phẩm gỗ của cơ sở tôi làm ra không bao giờ lo ế” - ông Hồng tự tin khẳng định.

Ngoài quản lý cơ sở chế biến gỗ, năm 2010, ông Hồng liên kết với anh em trong gia đình xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng. Hiện, trại gà của ông có quy mô hơn 10.000 con, mỗi ngày cung ứng cho thị trường hàng ngàn quả trứng. Từ làm đồ gỗ và trang trại gà, mỗi năm gia đình ông Hồng thu về gần 10 tỷ đồng. Cơ sở của ông đã tạo việc làm cho gần 30 lao động địa phương với mức lương trên 4 triệu đồng/người/tháng.

Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh của ông Hồng, liên hệ với số điện thoại: 0915212299.
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay21,919
  • Tháng hiện tại668,247
  • Tổng lượt truy cập88,023,317
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây