Học tập đạo đức HCM

"Đệ nhất" rau sạch Đà Lạt

Thứ hai - 17/11/2014 19:35
Mô hình trồng rau công nghệ cao trong nhà kính, nhà lưới của “đệ nhất rau sạch” Mai Văn Khẩn được xem là điển hình cả về quy mô, chất lượng và đầu ra…

THƯỞNG THỨC RAU SẠCH TẠI VƯỜN

Vượt qua hơn chục cây số đường đèo dốc quanh co ở ngoại ô TP.Đà Lạt, chúng tôi tìm đến vườn rau CNC của “đệ nhất rau sạch” Mai Văn Khẩn.

Lúc này mặc dù trời đã xế trưa nhưng vẫn còn thấp thoáng một số đoàn khách đang mải mê ngắm nghía những giống rau, củ lạ trong các khu nhà kính, nhà lưới của gia đình anh.

Gặp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Bé (vợ anh Khẩn) tiếp đón vui vẻ và dẫn chúng tôi men theo những đường dốc xuống tham quan thực tế các vườn rau đang chuẩn bị thu hoạch.

Trước mắt chúng tôi có đến hàng chục khu nhà kính, nhà lưới được thiết kế rất bài bản nằm xen kẽ bên những vườn rau xanh trồng ngoài trời. Chỉ tay về phía những líp cà chua đang chín mọng, chị Bé hào hứng bảo: “Tất cả các loại rau, củ, quả ở đây đều được trồng theo quy trình công nghệ cao, sạch 100% nên khách đến tham quan vườn nhà tôi vẫn thường tự hái quả, bứt lá rau tươi ăn tại chỗ rất vô tư, an toàn không sợ độc hại gì hết!”. Chị Bé cũng khuyến khích mọi người tự nhiên thưởng thức loại rau, củ, quả gì tùy thích tại vườn.

Trước mặt chúng tôi, những cây cà chua giống mới (cà chua Cocktail, giống Messina và cà chua Cherry) được trồng trong bịch đặt trên líp cao có phủ màng nilon đang chĩu trái rũ xuống kín gốc.

Còn bên kia, những hàng ớt cao hơn đầu người cũng đang ra trái “khủng” đeo từ trên ngọn xuống tới gốc, trái nào cũng vuông to gần bằng quả đu đủ nhìn rất ngộ và bóng đẹp.

Tiếp tục, chị Bé còn giới thiệu với chúng tôi những khu nhà kính, nhà lưới vừa được mở rộng thêm. Nhóm nhân công đang tập trung cơ giới hóa cải tạo “bồi dưỡng” cho đất tốt để chuẩn bị trồng thử nghiệm các giống rau mới phục vụ nhu cầu thị trường.

Anh Khẩn lúc này cũng vừa đi họp về đến nhà, lập tức đoàn khách tham quan xúm quanh hỏi thăm đủ chuyện về những giống rau lạ... 

Được biết, năm 1997, anh Khẩn tình cờ biết một số mặt hàng nông sản lạ như củ cải đỏ, su hào tím, bắp sú bao tử (giống cây súp lơ nhưng người dùng không ăn lá, không ăn bắp mà ăn trái mọc ở nách lá), súp lơ xanh, xà lách lô lô tím, cần tây “khủng”... anh đã lân la dò hỏi, tìm hiểu về nguồn giống để mua. Được bà con tiểu thương cho ít giống, anh mang về trồng thử và tiếp tục mày mò nghiên cứu đối chứng để chọn ra giống tốt cho hiệu quả cao để đưa ra trồng chính thức.

Anh Khẩn tâm sự: “Ban đầu trồng ít cũng có kết quả, nhưng bán không hết, tôi đem tặng cho bà con ở quanh đây nhưng không ai dám ăn vì thấy giống rau lạ. Năm sau, người ta mới quen dần và bắt đầu thích những giống rau, củ, quả lạ này hỏi mua!”. Ngoài những cây giống lạ, anh Khẩn còn trồng thêm nhiều cây rau, củ truyền thống rồi tích cóp tiền mua đất mở rộng dần quy mô vườn.

HỢP TÁC LIÊN KẾT ĐẦU RA

Bước ngoặt đến năm 2003, tình cờ anh gặp một thương lái tốt bụng ở TP.HCM đặt vấn đề sẵn sàng hợp tác đầu tư bao tiêu sản phẩm rau công nghệ cao.

Mừng hơn nhặt được vàng vì có DN khai thông bế tắc, mở lối làm ăn ổn định lâu dài cho mình, anh Khẩn bộc bạch: “Gia đình tôi chỉ có đất và kỹ thuật, còn tiền vốn sản xuất cũng như đầu ra sản phẩm nhờ có Cty Cao Nguyễn (TP.HCM) cùng đầu tư hợp tác nên mới thấy khỏe. Do vậy, hơn chục năm qua chúng tôi tập trung lo sản xuất các loại rau, củ, quả chất lượng cao theo đơn đặt hàng của công ty…!”.

Hiện, trong vườn của gia đình anh Khẩn có đến gần 100 loại rau, củ, quả trồng theo phương pháp công nghệ cao.

Năm 2003, được Sở NN-PTNT Lâm Đồng cấp chứng nhận sản xuất rau an toàn. Năm 2009, anh bắt đầu đầu tư mua vật liệu làm nhà lưới, nhà kính và lắp đặt hệ thống tưới tự động để trồng rau sạch theo quy trình VietGAP. Sau 6 tháng, thu hoạch lứa rau đầu tiên xuất bán gia đình anh có thu nhập khá cao.

Mừng với thành quả lao động đầu tiên, anh xúc tiến tìm tòi chuyển đổi giống cây trồng, áp dụng KHKT vào canh tác, do vậy cả trang trại rau của anh phát triển rất đồng đều. Để có nguồn hàng lớn, anh vận động các hộ dân xung quanh thành lập tổ hợp tác rau sạch do anh làm tổ trưởng và có nhiều thành viên đạt được chứng nhận VietGAP.

“Để đáp ứng nhu cầu thị trường TP.HCM và ký kết hợp đồng được với các đối tác lớn, chúng tôi đã phát triển từ tổ hợp tác lên HTX mang tên HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Tiến, với diện tích 60 ha, gồm 18 xã viên chuyên sản xuất rau củ quả công nghệ cao. Chúng tôi quyết tâm trồng rau sạch để người tiêu dùng được ăn rau sạch, đảm bảo sức khoẻ, đó cũng là tâm nguyện của bà con chúng tôi!”, anh Khẩn hào hứng nói.

Theo anh Cao Công Khai, GĐ Cty TNHH Rau củ quả Cao Nguyễn, hiện bình quân mỗi ngày Cty anh nhập rau từ HTX Tân Tiến và giao khoảng 5 tấn rau, củ, quả các loại cho các Cty chế biến như Cholimex, Vạn Đức, Vĩnh Lộc và hệ thống các nhà hàng KFC, Lotteria, Cholimi…Sắp tới anh đang tiếp tục đầu tư cho mở rộng quy mô trồng rau sạch cùng với HTX Tân Tiến để chủ động nguồn hàng rau cung ứng cho các trường học tại TP.HCM.

“Do đầu ra các đối tác thu mua rau, củ, quả ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, độ đồng đều sản phẩm hay truy nguyên nguồn gốc nên nhiều năm qua công ty chúng tôi đã liên kết đầu tư trồng rau cùng với HTX Tân Tiến. Hiện chúng tôi chủ yếu lấy nguồn rau sạch từ đây để phân phối thị trường trên toàn quốc”, anh Khai cho biết.

 

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập557
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm549
  • Hôm nay74,633
  • Tháng hiện tại810,743
  • Tổng lượt truy cập93,188,407
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây