Học tập đạo đức HCM

NTM Ninh Bình: “Thay da đổi thịt” tại các xã bãi ngang ven biển Kim Sơn

Thứ tư - 26/11/2014 21:03
Việc hoàn thiện các tiêu chí của chương trình NTM không dễ dàng đối với các xã ven biển, vùng sâu, vùng xa và với các xã bãi ngang của huyện Kim Sơn cũng không ngoại lệ. Nhưng, tại những miền quê này, khi có sự vào cuộc quyết liệt từ chính quyền đến người dân thì bộ mặt NTM đã có những chuyển biến rõ nét, đời sồng người dân ngày được cải thiện.

Tận dụng lợi thế, tiềm năng

Vùng bãi ngang ven biển huyện Kim Sơn gồm 6 xã: Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi, Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện với tổng diện tích nông nghiệp trên 2.792 ha; diện tích NTTS 1.070 ha, chiếm 38,35%. Hệ thống đường giao thông cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân với 68,8 km, trong đó, bê tông hóa đạt chuẩn 32,2 km; đường giao thông thôn, xóm được bê tông hóa đạt chuẩn 58,5 km, đạt 36,45%.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Ninh Bình Vũ Minh Hoàng cho biết, hiện Kim Sơn có hơn ba nghìn hộ tham gia NTTS, chủ yếu là các hộ thuộc ba xã bãi ngang (xã khó khăn của huyện) là Kim Hải, Kim Đông và Kim Trung. Bây giờ, nhiều hộ đầu tư hàng trăm triệu mua thiết bị như máy quạt nước, máy nổ và các thiết bị phân tích độ PH trong nước để kịp thời điều chỉnh độ mặn, giúp tôm chóng lột xác.

Để tạo điều kiện cho các xã bãi ngang phát triển, những năm qua Trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách như: Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu các xã; hỗ trợ người nghèo; hỗ trợ bảo hiểm y tế; chi phí học tập cho học sinh phổ thông… Từ năm 2010 - 2014, nhiều dự án đã được triển khai, điển hình như: Dự án thủy lợi phục vụ NTTS vùng bãi bồi ven biển bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư 51,9 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 114,7 tỷ đồng.

Đến nay, các hạng mục công trình đã thi công và được đưa vào vận hành đem lại hiệu quả tích cực. Khả năng điều tiết, cung cấp nguồn nước được nâng lên. Quy trình lấy nước, tiêu nước được vận hành tương đối hiệu quả. Dự án đường giao thông đến trung tâm 3 xã vùng kinh tế mới ven biển (Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải) với tổng mức đầu tư là 181,1 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao thương của nhân dân. Đầu tư xây dựng chợ đầu mối thủy sản Kim Đông với tổng mức đầu tư 8,2 tỷ đồng.

Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện Kim Sơn - Ảnh: Quang Quyết

 

Thay đổi từng ngày

Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, 6/6 xã vùng bãi ngang đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban quản lý, Ban giám sát đầu tư cộng đồng xây dựng NTM cấp xã, 53 Ban phát triển thôn, xóm. Tất cả 6/6 xã bãi ngang đã được UBND huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung và đề án xây dựng NTM, triển khai thực hiện công bố, công khai quy hoạch; cắm mốc giới quy hoạch ngoài thực địa. Các xã đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án phục vụ xây dựng NTM như: Đề án đào tạo nghề, các chương trình tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đề án hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao, các dự án khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Tổng nguồn vốn huy động đầu tư cho xây dựng NTM của 6 xã đạt trên 259 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước trên 206 tỷ đồng; nhân dân đóng góp trên 50 tỷ đồng; các tổ chức, doanh nghiệp trên 2 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Xây dựng và nâng cấp 3 công trình trường học với tổng kinh phí 17,7 tỷ đồng; trong 3 năm (2011 - 2013) đã cải tạo và nâng cấp trên 13 km đường giao thông thôn, xóm, với tổng giá trị 5,4 tỷ đồng; nâng cấp nhà văn hóa xã Kim Đông với tổng giá trị 500 triệu đồng; xây dựng mới 1 chợ nông thôn đạt chuẩn, tổng giá trị bằng 8,2 tỷ đồng…

 

Vượt qua thách thức

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, việc xây dựng NTM tại các xã bãi ngang của Kim Sơn vẫn gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân, do thời tiết khí hậu những năm qua diễn biến phức tạp, nắng nóng, mưa bão, rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất. Dịch bệnh lạ những năm gần đây thường xuyên xảy ra đối với thủy sản gây thiệt hại về kinh tế cho người dân; việc huy động đóng góp của người dân thực hiện một số nội dung xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất còn nhiều điểm chưa phù hợp như: Cơ chế quản lý chưa rõ, thiếu chặt chẽ, nhất là việc đánh giá mục tiêu hỗ trợ, nguyên tắc hỗ trợ; phạm vi, đối tượng hỗ trợ.

Cùng đó, nguồn vốn đầu tư cho các xã bãi ngang còn hạn chế, nhất là các xã mới được bổ sung; các dự án đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu phục vụ NTTS nhưng chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, chưa phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ, công chức, người dân còn nhiều hạn chế, vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước như các chương trình, dự án đã được đầu tư trên địa bàn…

Theo đó, để triển khai xây dựng NTM tại các xã bãi ngang, đại diện UBND huyện Kim Sơn cho biết, Kim Sơn đã đề ra những giải pháp cụ thể để tập trung chỉ đạo. Trước hết, huy động tối đa mọi nguồn lực, triển khai tốt các chương trình đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất, nhất là nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn bền vững. Đầu tư kiên cố hệ thống kênh mương, đảm bảo tưới tiêu chủ động, xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng phục vụ sản xuất. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ các cấp trong thực hiện đề án xây dựng NTM. Lựa chọn tiêu chí nào cần triển khai thực hiện trước, tiêu chí nào nên thực hiện sau, ưu tiên các công trình trọng điểm để thực hiện nguồn vốn đầu tư. Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện; tổ chức tuyên truyền sâu rộng về nhận thức và cách làm để người dân thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng NTM; đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, phổ biến rộng rãi các điển hình về xây dựng NTM. Xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra. 

>> Đến nay, các xã đã thực hiện cơ bản 5/7 bước trong xây dựng NTM; đang triển khai thực hiện bước 6 và bước 7 là tổ chức thực hiện Đề án xây dựng NTM.

Hải Lý 

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập930
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,975
  • Tổng lượt truy cập93,157,639
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây