Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà rừng lai gà tre thoát nghèo

Thứ tư - 03/12/2014 20:23
Nhận thấy gà rừng lai được người tiêu dùng ưa chuộng và giá bán cũng cao hơn gà thường, năm 2011 anh Nguyễn Văn Tiền ở xóm 7, thôn Thượng Giang 1, xã vùng cao Tây Giang (Tây Sơn, Bình Định) đã tìm hiểu kỹ thuật nuôi và xây dựng trại để nuôi gà rừng lai (gà rừng lai gà tre).

Gà rừng “chính gốc” được anh Tiền săn ở các cánh rừng ở địa phương và các vùng lân cận. Mỗi lần đi săn, anh kiếm được vài ba con. Gà tre giống thì anh đặt mua ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

 

Anh Nguyễn Văn Tiền chăm sóc gà rừng lai. Đào Minh Trung

 

 

Ban đầu anh thả nuôi 1 con gà rừng trống với 3 gà tre mái đẻ. Lứa gà đầu tiên cho ra 16 con gà rừng lai (F1). Nhờ tuân thủ quy trình nuôi gà, đảm bảo con giống tốt nên đàn gà rừng lai của anh Tiền sinh sôi đến nay đã lên đến 150 con.

Anh Tiền cho biết: “Gà rừng lai trưởng thành có trọng lượng từ 0,8 – 0,9kg/ con, con nào có sắc lông đẹp thì làm cảnh, con nào ít đẹp hơn thì bán thịt. Gà cảnh có giá 500.000 đồng/con, gà thịt có giá 150.000 - 200.000 đồng/con. Dù giá bán gà cao, nhưng không đủ cung cấp cho khách hàng. Mỗi tháng gia đình thu về khoảng 5-7 triệu đồng từ gà rừng lai”.

Từ một hộ nghèo ở xã vùng cao, nhờ chí thú làm ăn, thông qua nghề nuôi gà rừng lai, anh Tiền đã dần tích lũy vốn, mới đây anh mở rộng đầu tư nuôi heo với 30 con heo thịt/lứa và 100 con vịt Xiêm (ngan). Cùng với nghề chăn nuôi, anh Tiền còn sáng chế ra máy băm cắt rau cỏ phục vụ cho chế biến thức ăn cho vật nuôi. Anh đã bán được 5 chiếc máy như vậy cho bà con ở địa phương, với giá 2,5 triệu đồng/chiếc.

Nhờ chăm chỉ và sáng tạo trong làm ăn, gia đình anh Tiền đã thoát nghèo từ năm 2013, vươn dần lên cuộc sống khấm khá. Năm 2014 gia đình anh có thu nhập hơn 100 triệu đồng từ các nguồn.

Theo Danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập322
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm309
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại239,741
  • Tổng lượt truy cập85,146,777
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây