Vụ nuôi tôm năm 2011, ông Dương Văn Diễn thu hoạch 12 ha được 21,7 tấn tôm càng xanh thương phẩm, thu nhập trên 3.566 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 1 tỷ đồng.
Ông Diễn nói: “Năm 2011, mực nước lũ dâng cao hơn năm 2010 khoảng 1,5 m. Tuy có vất vả, nhưng nuôi tôm nếu bảo vệ tử tế thì thuận lợi hơn. Vùng này, nếu mình làm vụ đông xuân chính, mình bỏ vụ hè thu để nuôi tôm mùa lũ thì thuận lợi, đạt năng suất tốt hơn lúa hè thu, tránh được rủi ro…”
Hằng năm, sau khi thu hoạch thành công vụ lúa đông xuân, ông Diễn cải tạo mặt ruộng, lên bờ bao lửng, vệ sinh sạch sẽ bằng vôi bột rồi mua cọc tràm, lưới cước thiết kế vuông nuôi tôm trên ruộng đang bị nước lũ ngập tràn. Khi cải tạo 12 ha ruộng thành vuông nuôi tôm, ông Diễn chọn một phần diện tích mặt ruộng xây dựng ao ương con giống, diện tích còn lại làm ao lắng. Chân bờ 5 m được đè nén dẽ dặt để hạn chế sạt lở, bề mặt trên 2 m; cao 1,5 m so với mặt đất tự nhiên. Tiếp đó, ông Diễn xử lý nước trong vuông nuôi thật kỹ bằng cách ngâm nước trong vuông vài ngày rồi tháo nước ra phơi đáy, tiếp đó bơm nước vào ngâm rồi tháo nước ra… cho đến khi nồng độ pH trong vuông nuôi thích hợp và tìm diệt cá lóc, trê, ếch, rắn… Tiếp đó, ông thả tôm càng xanh giống vào ao ương nuôi; gần 1 tháng sau khi ương, tiếp tục hả toàn bộ đàn tôm ra diện tích vuông nuôi.
Ông Diễn luôn sử dụng thức ăn viên công nghiệp chuyên dùng có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp từng giai đoạn phát triển tôm càng xanh và độ bền thức ăn trong nước ít nhất 2 giờ (theo tiêu chuẩn ngành). Trong quá trình nuôi còn bổ sung khoáng, Vitamine C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm; theo dõi chu kỳ lột xác của tôm mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, hạn chế thức ăn thừa gây ô nhiễm nền đáy…
Ông cũng tỉa thưa tôm trứng để bán, tạo điều kiện cho tôm đực lớn nhanh, tăng kích cỡ tôm loại 1 nhiều và tiết kiệm đáng kể lượng thức ăn cho tôm.
Năm 2014, ông Diễn đang thả nuôi tôm càng xanh trên diện tích 16,5 ha, mật độ 12 - 15 con/m2. Đàn tôm nuôi đã 3 tháng, ông Diễn thu tỉa được hơn 7 tấn tôm trứng, bán giá 110.000 - 120.000 đồng/kg, thu trên 700 triệu đồng. Khoảng 2 tháng nữa sẽ thu hoạch tôm càng xanh thương phẩm, hứa hẹn vụ mùa nữa bội thu. Ông Diễn nói: “Qua thời gian luân canh lúa - tôm thành công, tôi thấy việc trồng lúa trên đất nuôi tôm đã giúp cải tạo tốt môi trường ruộng nuôi. Lúa hấp thu chất mùn bã hữu cơ - thức ăn thừa và chất thải của tôm từ vụ nuôi để lại… Từ đó hạn chế sử dụng phân bón cho lúa. Sau khi thu hoạch lúa, gốc rạ phân hủy sẽ giúp cho hệ thống phiêu sinh vật phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, góp phần cách ly, hạn chế phát triển virus, vi khuẩn và làm giảm lưu chuyển mầm bệnh gây chết tôm, cắt giảm mầm bệnh - sâu rầy hại lúa… Chi phí đầu tư cao nhưng khi thực hiện đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành thì mô hình luân canh lúa - tôm sẽ cho lợi nhuận cao và bền vững”.
Hơn 6 năm qua, nhờ chăm sóc đàn tôm nuôi chu đáo, với 12 ha nuôi tôm mùa lũ, mỗi năm ông Diễn có khoản lãi trung bình hơn nửa tỷ đồng.
Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;