Học tập đạo đức HCM

Lan tỏa rau hữu cơ

Thứ tư - 03/12/2014 20:24
Trồng rau hữu cơ khác với SX rau thông thường, bởi quy trình trồng rau hữu cơ hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học.

 

Trồng các loại hoa để dẫn dụ sâu

 

Để nông dân làm quen dần với việc SX và ngày càng có nhiều sản phẩm rau an toàn, Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị, hỗ trợ xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) triển khai dự án xây dựng mô hình nhóm nông dân SX rau hữu cơ, với diện tích 6.300 m2. Sau một thời gian đã đem lại hiệu quả rõ rệt....

Tại cánh đồng Sau Doi, thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, một khu đất được cách ly hoàn toàn với bờ tường là cỏ. Trong khu vườn đó, có rất nhiều loại rau được gieo trồng xanh mơn mởn.

Bà Đặng Thu Hằng, quản lý dự án của Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị (sau đây gọi tắt là trung tâm) tại xã Cẩm Thanh cho biết, dự án với mục tiêu xây dựng thành công mô hình nhóm nông dân SX rau hữu cơ kết hợp phát triển tour du lịch cộng đồng (tham quan và học tập tại vườn rau hữu cơ).

Ngoài ra còn nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, thông qua việc cung cấp thực phẩm hữu cơ cho người dân và du khách tại Hội An, đồng thời nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ, đóng góp vào chiến lược phát triển lâu dài về nông nghiệp hữu cơ tại TP Hội An.

Từ 24/3/2014, trung tâm đã tổ chứ 1 khóa tập huấn về quy trình SX rau hữu cơ cho 27 nông dân và cán bộ xã Cẩm Thanh và các xã lân cận. Nội dung chuyển giao kỹ thuật, quy trình SXNN hữu cơ, các kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhóm cho người nông dân. Hỗ trợ nông dân bán hàng và xây dựng hệ thống bán hàng (xây dựng thương hiệu, website, quảng bá, hỗ trợ xây dựng hệ thống PGS…).

Trên diện tích hơn 6.300 m2, có hệ thống phun sương tự động, các hộ dân thôn Thanh Đông đã sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, phân chuồng, than trấu và chế phẩm sinh học để tạo nguồn phân hữu cơ.


Chăm sóc rau

Bà con trồng 2 nhóm rau chính là rau ăn quả và rau ăn lá như rau muống, dền, mồng tơi, cải, đậu bắp, đậu đũa, cà chua, dưa hấu, bí đỏ, ớt… Vào ngày 6/5/2014 nhóm bắt đầu bán sản phẩm ra thị trường. Tính đến nay đã cung cấp ra thị trường gần 4 tấn sản phẩm rau các loại. Đặc biệt, tại vườn rau đã đón các tour tham quan của các em học sinh cấp 1, cấp 2 và khách du lịch.

Là một nông dân nhưng dẫn chúng tôi tham quan vườn rau, ông Nguyễn Văn Chức, phó phụ trách vườn rau chẳng khác gì một hướng dẫn viên du lịch về rau củ quả. Ông nắm rõ quy trình SX, từng loại cây trong vườn rất rõ ràng.

Theo ông Chức, trước đây người dân đã trồng rau nhưng sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh. Như vậy, sẽ ảnh hướng đến người sử dụng, khi có dự án thực hiện, cá nhân ông rất ủng hộ và một số người dân khác đã hưởng ứng tham gia.

“Làm rau hữu cơ rất khó, nhưng đấy là giai đoạn đầu thôi. Còn bây giờ thì dễ lắm, cách thức đã nắm rõ trong tay rồi. Điều đáng mừng là rau chúng tôi làm ra được mọi người đón nhận, đặc biệt là hệ thống nhà hàng, khách sạn đón nhận sản phẩm của bà con làm ra”, ông Chức cho hay.

Ông Lê Nhương, một trong những hộ dân tham gia dự án với diện tích hơn 400 m2, chia sẻ: Trồng rau hữu cơ khác với SX rau thông thường, bởi quy trình trồng rau hữu cơ hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học. Đất trồng rau được quy hoạch thành vùng, xét nghiệm đảm bảo không ô nhiễm bởi kim loại nặng và các chất độc hại khác, có vùng đệm thích hợp để tránh xâm nhiễm từ bên ngoài.


Đủ loại rau quả

Trong quá trình chăm sóc cây rau phải lấy nước từ giếng khoan, xử lý lọc khử phèn và chứa vào ao, bơm tưới. Người trồng rau tuyệt đối không dùng phân hóa học hoặc các chất kích thích sinh trưởng mà chỉ được dùng phân hữu cơ đã kiểm soát và áp dụng quy luật đấu tranh sinh học tự nhiên.

“Có một điều rất hay là tại vườn rau trồng các loài cây khác để dẫn dụ (như hoa cúc vạn thọ), cây xua đuổi (phân xanh) hoặc dùng các chế phẩm tự chế từ thảo mộc như gừng, tỏi, rượu, kết hợp bắt bằng tay để giải quyết vấn đề sâu bệnh. Mới triển khai được mấy tháng nhưng 400 m2 đã cho thu gần 7 triệu đồng”, ông Nhương tâm sự.

Mô hình mới hoạt động, để thu hút người tiêu dùng hướng tới sử dụng và phát triển rau hữu cơ, bà con bán với “giá mềm”. Tất cả rau củ quả đều bán theo kg, theo đó sản phẩm được bán ra là 10.000đ/kg; rau gia vị 30.000đ/kg. Từ hiệu quả ban đầu này, rau hữu cơ tiếp tục được đề xuất nhân rộng tại một số diện tích đất SX tại Cẩm Thanh và xã Cẩm Kim, phường Cẩm Châu, TP Hội An trong thời gian tới đây.

Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập725
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại783,204
  • Tổng lượt truy cập93,160,868
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây