Học tập đạo đức HCM

Để tổ chức sản xuất bền vững từ kinh tế tập thể

Thứ tư - 19/07/2017 02:49
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác là yếu tố quan trọng để tiến tới đạt tiêu chí “tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới.
Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy cùng các sở ngành và huyện Trà Ôn khảo sát HTX Cá lóc Phú Thành.
Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy cùng các sở ngành và huyện Trà Ôn khảo sát HTX Cá lóc Phú Thành.

Trong 6 tháng đầu năm nay, tại huyện Trà Ôn đã đại hội thành lập mới 3 HTX: HTX Cá lóc Phú Thành, HTX Nông nghiệp cam sành Organics ở xã Hựu Thành và HTX Cam sành ở xã Thới Hòa.

Đến nay, huyện có 11 HTX (nông nghiệp: 7, thủy sản: 1, phi nông nghiệp: 3), tăng 3 HTX so cuối năm 2016. Từ thực tế một số HTX sẽ nhìn tới yêu cầu “về tiếp tục đổi mới và phát triển KTTT” hiện nay theo Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 10/4/2016 của Tỉnh ủy.

Sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc thị trường

HTX Nông nghiệp Tích Khánh- Thiện Mỹ (ấp Tích Khánh, xã Thiện Mỹ) hiện trồng, thu mua, buôn bán các sản phẩm về cây ca cao.

Ông Nguyễn Văn Suối- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Tích Khánh- Thiện Mỹ, “làm ăn” với HTX hiện có 177 hộ dân canh tác 68ha ca cao tại xã và gần 10 xã lân cận thuộc Trà Ôn, Tam Bình.

Sản lượng ca cao năm 2016 đạt 40 tấn trái. Năm 2016, ông Suối ký hợp đồng thu mua với người dân giá 4.500 đ/kg trái ca cao tươi. Năm nay giá này là 4.700 đ/kg và đảm bảo “đầu ra ổn định, có lợi nhuận cho bà con” trên tổng sản lượng thu hoạch.

Hiện HTX thu mua vào chủ nhật hàng tuần, bà con đem trái ca cao cân bán với HTX. Sau đó HTX thuê nhân công sơ chế và 2 tuần sẽ giao một lượng hàng sang công ty ở Bến Tre. Theo ông Suối, khoảng 11kg trái ca cao, sơ chế thu 1kg hạt khô và giá bán khoảng 60.000 đ/kg. Ở đây, nhà vườn nhỏ lẻ mỗi tuần thu 400-500kg trái ca cao tươi là bình thường.

Có thể giá bán không cao so các loại cây trồng đặc sản khác, nhưng cây ca cao từ lâu được cho “ăn chắc mặc bền”, được trồng xen trong vườn dừa, măng cụt. Hiện 15 công ca cao vườn nhà ông Suối đã được ngành chức năng công nhận “đạt tiêu chí xác định kinh tế trang trại”.

Theo ông Suối, sản lượng trái tăng dần từng năm, năm thứ 3- 4 thì mỗi năm cho thu hoạch 30kg trái/cây, năm thứ 5- 7 có thể đạt 50- 70kg trái/cây, tùy điều kiện từng nhà.

Từ thực tế trên, có thể chưa thấy ảnh hưởng yếu tố giá cả thị trường, đầu ra. Nhưng ở câu chuyện sản xuất khác thì lại thấy, có thể ví dụ mới nhất là cam sành và trước đó là cá lóc.

Hồi đầu tháng 6 rồi, tại xã Phú Thành, ông Trần Thanh Hải- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Cá lóc Phú Thành- cho biết giá cá lóc bán cho thương lái khoảng 28.000 đ/kg, người nuôi không có lời.

Bởi giá đầu vào cá thương phẩm có lúc 30.000 đ/kg, nên giá bán phải 32.000 đ/kg thì người nuôi mới có lời. Ngoài nuôi, bán cá thương phẩm, HTX còn làm khô cá lóc, cá lóc chà bông để đa dạng sản phẩm. Nhưng vấn đề đầu ra và giá cả sản phẩm hiện đang là khó khăn của HTX.

Theo đồng chí Hồ Nhật Thế- Bí thư Đảng ủy xã Phú Thành, canh tác thủy sản trên địa bàn hiện nay có tổng diện tích (cá tra, cá lóc) hơn 32ha, trong đó cá lóc hơn 9ha. Tuy nhiên, giá cá lóc thương phẩm thời gian qua thấp nên bà con tạm thời “treo” cỡ 1,5ha ao nuôi.

Bí thư Đảng ủy xã cho biết cập nhật thông tin mới đây từ bà con, hiện giá bán cá lóc “vẫn biến động liên tục theo thị trường, chưa lên 27.000- 28.000 đ/kg được. Vẫn còn khó khăn cho nông dân”.

Đảm bảo tiêu chí “tổ chức sản xuất” từ HTX

Bởi giá cả “biến động theo thị trường” và khả năng tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp ở góc độ của xã khó khăn, nên Bí thư Đảng ủy xã Phú Thành đề xuất huyện, các ngành chức năng tỉnh: cần có giải pháp cũng như định hướng và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Cụ thể ở địa bàn là cá tra, cá lóc; đặc biệt với cá lóc hiện nay giá cả thấp, thương lái ép giá ảnh hưởng đến người nuôi.

Liên quan đầu ra nông sản, làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy khảo sát thực hiện Nghị quyết năm 2017 tại huyện 6 tháng vừa qua, đồng chí Nguyễn Thanh Triều- Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Trà Ôn- đề xuất ngành nông nghiệp cần có hướng hỗ trợ cho cam Organics Hựu Thành (như mới đây là HTX Cam sành ở Thuận Thới), cá lóc Phú Thành. Đó là chuyện về đảm bảo đầu ra và giá cả các sản phẩm nông nghiệp.

Bởi theo BCĐ thực hiện đổi mới và phát triển KTTT huyện Trà Ôn- Huyện ủy Trà Ôn, tình trạng được mùa mất giá và ngược lại, rồi giá cả hàng nông sản bấp bênh, khả năng cạnh tranh hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp đến HTX, nhất là các HTX nông nghiệp...

Và sản phẩm từ cây ca cao ổn định hiện nay của HTX chuyên về ca cao ở Thiện Mỹ.
Và sản phẩm từ cây ca cao ổn định hiện nay của HTX chuyên về ca cao ở Thiện Mỹ.

Thiện Mỹ, rồi Phú Thành nằm trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới tới đây, nên KTTT có hiệu quả mới đảm bảo yếu tố “tổ chức sản xuất” bền vững ở các địa phương. Chia sẻ đối với hoạt động của HTX Nông nghiệp Tích Khánh- Thiện Mỹ chuyên về ca cao trong thời gian qua, bà Nguyễn Thị Lan Anh- Phó Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Trà Ôn cho rằng, mô hình làm ăn ngày càng mở rộng quy mô và hoạt động hiệu quả.

UBND xã Thiện Mỹ sẽ theo dõi sâu sát, khích lệ hoạt động hiệu quả của đơn vị, bởi đây sẽ là điều kiện đảm bảo yếu tố “tổ chức sản xuất” để xã đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch.

Định hướng phát triển KTTT sắp tới, BCĐ huyện Trà Ôn đặt mục tiêu tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của các HTX hiện có. Khuyến khích các HTX mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh để làm cơ sở góp phần cùng địa phương thực hiện đạt tiêu chí “tổ chức sản xuất”.

Trong các giải pháp, nhiệm vụ “khung” đã được nêu, có nói tới việc cần kết nối nông dân với các thị trường phù hợp, tạo điều kiện ổn định sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
                                                                                                                                                Theo Minh Thái/Vĩnh Long.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại888,657
  • Tổng lượt truy cập93,266,321
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây