Học tập đạo đức HCM

Nơi “đất rộng, người thưa, nắng lửa, dân nghèo” và đàn bò 2.000 con

Thứ tư - 19/07/2017 03:52
“Đất rộng, người thưa, nắng lửa, dân nghèo” - là những gì có thể nói về huyện Ia H’Drai (Kon Tum). Tuy nhiên gần đây, hy vọng về một vùng “đất lành chim đậu” đã được nhen nhóm khi Ngân hàng CSXH đưa vốn về, giúp người dân tạo lập nghề chăn nuôi…
xã “đặc biệt”

“Nếu nói Ia H’Drai là huyện “đặc biệt” nhất nước thì cũng có thể nói Ia Dal là một xã gần như vậy…” - Chủ tịch UBND xã Ia Dal Ngụy Đình Phúc nói và cho hay, cả xã chỉ có 894 hộ nhưng diện tích chiếm gần 218km2 với 47km đường biên. “Chỉ từ đầu thôn đến cuối thôn, đi bộ cũng đã mất cả buổi… Chúng tôi có ít dân, nhưng tới 20 dân tộc. Hầu hết bà con đều từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào làm công nhân. Tiếng là công nhân nhưng đến đất mới lập nghiệp đã hơn 10 năm, hơn 74% vẫn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo…”.

 noi “dat rong, nguoi thua, nang lua, dan ngheo” va dan bo 2.000 con hinh anh 1

Anh Hà Văn Tình có được đàn bò sinh sản nhờ vốn vay Ngân hàng CSXH.  Ảnh:  Ngọc Tấn

Về huyện Ia H’Drai lần này, ông Lê Ái – Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sa Thầy nói sẽ đưa chúng tôi tới xã “đặc biệt”, hóa ra sự “đặc biệt” ấy là như vậy. Làm công nhân mà nghèo, sự thể là cao su đang thời kỳ kiến thiết cơ bản, việc ít, thu nhập tháng chỉ 3-4 triệu đồng. Công nhân chỉ tận dụng đầu thừa đuôi thẹo ở đầu lô cao su, bìa rừng trồng ít lúa, sắn theo mùa vụ…

Mấy năm trước dân chúng tôi cũng biết điều kiện ở đây thì chỉ phát triển chăn nuôi, nhưng mà vốn đâu? Từ năm 2015 may có Ngân hàng CSXH, chúng tôi mới có chút vốn để mở mang sinh kế…”.

Ông Ngụy Đình Phúc

Anh Hà Văn Tình là công nhân cao su, từ xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vào lập nghiệp được 6 năm nay. Hỏi làm ăn ra sao, anh lắc đầu: “Chẳng dư được đồng nào, còn không đủ sống nữa là khác”. Chỉ vào 5 con bò đang thả bên vườn cao su, tôi đùa: “Bò cả đàn thế kia, sao bảo không dư đồng nào?”. Anh cười ngượng nghịu: “Vừa mới được Ngân hàng CSXH cho vay tiền mua gây đàn đó”…

Bắt qua chuyện sao bà con không vay vốn để phát triển chăn nuôi, ông Phúc như chợt nhớ ra: “Ấy đấy, mấy năm trước dân chúng tôi cũng biết điều kiện ở đây thì chỉ phát triển chăn nuôi, nhưng mà vốn đâu. Từ năm 2015 may có Ngân hàng CSXH, chúng tôi mới có chút vốn để mở mang sinh kế…”.

Mở đường cho cả huyện

Huyện Ia HDrai có tổng diện tích trên  980km2 với 11.664 người, bình quân hơn 0,08km2 mới có 1 người dân. Đất rộng, người thưa nhưng gần 55% số dân vẫn nghèo... Dân nghèo trước hết vẫn là do bà con thiếu vốn làm ăn.

Hiểu rõ tình cảnh này, Ngân hàng CSXH đã dành cho Ia H’Drai nguồn vốn vay thích đáng; đồng thời hướng người dân chọn nghề chăn nuôi làm khâu đột phá giảm nghèo. Định hướng của ngân hàng đã được bà con tiếp nhận và hưởng ứng.

Ông Lê Ái cho biết, triển khai tín dụng chính sách từ tháng 7.2014 đến nay đã có 1.230/2.700 hộ được vay vốn với tổng dư nợ đạt 57.270 triệu đồng; trong đó 70% số vốn được bà con đầu tư vào chăn nuôi bò.

Định hướng của ngân hàng đã chứng minh được tính đúng đắn. Từ điểm xuất phát số “không”, nay huyện đã có khoảng 2.000 con bò… Đặc biệt, ở xã Ia Tơi, hộ ông Đinh Văn Dũng, ông Đinh Văn Phê đã khá lên từ nghề chăn nuôi  bò. “Có thể nói Ngân hàng CSXH huyện Sa Thầy không chỉ mở đường mà còn kiến tạo nghề chăn nuôi cho huyện Ia H’Drai. Đó cũng là giải pháp gián tiếp giúp huyện bảo vệ rừng. Thật khó mà hình dung được điều gì sẽ xảy ra nếu người dân vì sinh kế bức bách mà phải phá rừng…” - ông Pờ Lý Hải – Phó Chủ tịch huyện Ia H’Drai đánh giá.   

                                                                                                                                                                                                                                                 Theo Ngọc Tấn/Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Hôm nay28,776
  • Tháng hiện tại982,588
  • Tổng lượt truy cập92,156,317
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây