Học tập đạo đức HCM

Đến Bắc Kạn học hỏi cách làm kinh tế mới mẻ và cực hiệu quả của bà con vùng cao

Thứ hai - 25/09/2017 18:20
Phong trào trồng rừng phát triển mạnh khiến cho các bãi chăn thả gia súc của tỉnh bị thu hẹp lại. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều hộ dân vùng cao đã chuyển sang trồng cỏ, nuôi nhốt, vỗ béo trâu, bò và đã mang lại thu nhập khá cao...

Khu vực đỉnh Phja Màng thuộc thôn Lũng Quang, xã Quảng Khê (Ba Bể) những năm gần đây trở thành điểm đến cho nhiều tư thương buôn bán đại gia súc. Họ đến vì ở đó có trại nuôi nhốt trâu, bò hiệu quả của chàng thanh niên Nguyễn Văn Đường. Theo anh Đường: Trước đây gia đình anh chỉ nuôi 2 con trâu để làm sức kéo phục vụ sản xuất. Từ khi thực hiện mô hình nuôi vỗ béo trâu bằng phương pháp bán chăn thả, kết hợp trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn thì thu nhập tăng lên rõ rệt.

 den bac kan hoc hoi cach lam kinh te moi me va cuc hieu qua cua ba con vung cao hinh anh 1

Mô hình nuôi vỗ béo trâu của ông Thào Chư Dình, thôn Khau Qua, xã Nam Mẫu (Ba Bể) mang lại hiệu quả cao.

Đàn trâu, bò của anh luôn duy trì từ 35 - 40 con với giá trị ước khoảng nửa tỷ đồng. Gia đình anh đầu tư trồng 5.000m2 cỏ voi, trồng ngô... Mỗi lứa nuôi từ vài chục con thậm chí có thời điểm nuôi khoảng 70 - 80 con. Trâu, bò gầy mua về được vỗ béo bằng cám ngô, chuối, cỏ voi… khoảng 2 - 3 tháng được giá lại xuất bán, xoay vòng sau khi trừ chi phí cũng thu lãi 80 - 100 triệu đồng/năm.

Đã từ lâu, người dân thôn Phiêng Toản, xã Cao Trĩ (Ba Bể) chuyển hình thức chăn dắt trâu, bò sang nuôi nhốt. Toàn thôn có 60 hộ thì có khoảng 50 hộ thực hiện theo hình thức này, nhà ít nuôi 2-3 con, nhà nhiều thì hàng chục con. Nuôi trâu, bò nhốt có thể tránh được nhiều rủi ro khi mùa đông đến, nguồn thức ăn cũng phong phú ngoài trồng cỏ voi thì có thể tận dụng các phụ phẩm như lá ngô, lá chuối, rơm rạ phơi khô… Để thuận lợi trong quá trình chăm sóc, hạn chế dịch bệnh nên hầu hết các hộ dân ở Phiêng Toản đều đầu tư lát nền chuồng bằng xi măng, kiên cố chuồng trại. Nghề chăn nuôi trâu, bò nhốt đem lại cho bà con nguồn thu lớn để trang trải cuộc sống gia đình.

Còn ở xã Nghiên Loan (Pác Nặm), đã nhiều năm nay người dân ở đây thường đến các chợ phiên tại các tỉnh bạn như Cao Bằng, Tuyên Quang để tìm mua trâu, bò về vỗ béo. Giá mua đầu vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng/con. Sau khi nuôi từ khoảng 5 đến 7 tháng vỗ béo có thể bán được từ 20 đến 25 triệu đồng. Trong một năm, nhà nào có kinh nghiệm và chịu khó có thể nuôi được 4 lứa vỗ béo. Do vậy, từ chăn nuôi trâu, bò vỗ béo và buôn bán trâu, bò có thể thu lãi vài trăm triệu đồng mỗi năm. 

Nhiều năm nay Nghiên Loan là xã có tổng số đàn trâu, bò lớn nhất huyện Pác Nặm, trong đó có khoảng 30% số hộ nuôi vỗ béo, 20% số hộ thường xuyên đi mua trâu, bò ở các chợ để đưa về các tỉnh dưới xuôi bán. Theo ước tính, trên toàn huyện Pác Nặm số hộ có chăn nuôi trâu, bò chiếm khoảng 70%. Nguồn gia súc vỗ béo dồi dào tạo điều kiện cho giao dịch buôn bán trâu, bò mở rộng. Chợ trâu, bò Nghiên Loan hình thành mỗi phiên chợ giao dịch từ 350 đến 400 con trâu, bò. 

Để góp phần khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng nuôi nhốt, tiến tới hình thành các gia trại, trang trại tập trung, Bắc Kạn đã triển khai hiệu quả chương trình “Ngân hàng bò” đưa bò giống hỗ trợ cho các hộ nghèo. Đến nay đã hỗ trợ được 200 con bò sinh sản và chuẩn bị tiếp tục hỗ trợ tiếp 200 con. Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo (dự án 3PAD) phổ biến và tập huấn trồng cỏ cho 125 nhóm sở thích tại 3 huyện Ba Bể, Na Rì và Pác Nặm, với hơn 1.500 hộ. Trong 11 giống cỏ được dự án lựa chọn đưa vào trồng thử nghiệm có 7 giống được người dân đánh giá cao, lựa chọn để nhân rộng. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tập trung cho vay chăn nuôi trâu, bò đối với đồng bào dân tộc thiểu số có thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo tổ chức tập trung, tích tụ đất đai để phục vụ chăn nuôi quy mô lớn.

Nhờ đó, dù diện tích bãi chăn thả bị thu hẹp nhưng đến hết năm 2015, đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa) của tỉnh vẫn đạt 184.464 con (cả xuất bán và giết mổ), đạt 123% so với Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra. Năm 2017, đàn đại gia súc đạt  87.000 con (trong đó trâu 60.520 con, bò 23.700 con và ngựa 2.780 con) đạt 102% so kế hoạch và tăng 01% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Văn Phong– Trưởng phòng Chăn nuôi (Chi cục Thú y) cho biết: Đơn vị đang tham mưu cho tỉnh xây dựng đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Trong đó, định hướng 2018 – 2020 sẽ phát triển các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò tập trung kết hợp bán chăn thả. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh, giống bò Mông đang chiếm 15% tổng đàn, là giống bò tầm vóc lớn, nhiều thịt, phù hợp với khí hậu bản địa nên sẽ tập trung phát triển chăn nuôi giống bò này. Mục tiêu lớn nhất là hình thành các trang trại quy mô, hướng tới chăn nuôi bò hàng hóa.

Từ chỗ chăn nuôi quy mô hộ gia đình, Bắc Kạn đã phát triển lên quy mô trang trại lớn. Tại xã Quảng Chu (Chợ Mới), từ năm 2017, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bò Mông Việt Nam triển khai dự án chăn nuôi giống bò Mông trên diện tích 50ha gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 công ty xây dựng trung tâm điều hành và dự kiến nuôi 300 con bò cái sinh sản, 15 con bò đực còn lại là diện tích trồng cỏ phục vụ nhu cầu chăn nuôi. Giai đoạn 2 xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi bò vỗ béo với số lượng khoảng 1.000 con, một nhà máy chế biến thức ăn cho bò, khu nhà xưởng lắp đặt thiết bị máy móc phục vụ cho chế biến cỏ. Giai đoạn 3 xây dựng khu nhà máy giết mổ khép kín.

Để lo đầu ra cho sản phẩm trâu, bò, hiện nay, tỉnh cũng đang tập trung xúc tiến thu hút đầu tư các dự án chế biến thịt gia súc để hướng tới tạo ra sản phẩm thịt có thương hiệu, từng bước thâm nhập thị trường các thành phố lớn./.

Theo Tuấn Sơn (Báo Bắc Kạn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Hôm nay61,140
  • Tháng hiện tại891,867
  • Tổng lượt truy cập92,065,596
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây