Anh Phạm Khắc Nghiệp ở thôn Tân Hòa, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà là 1 trong những hộ điển hình phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Với diện tích đất vườn đồi rộng 5ha, gia đình anh Nghiệp đầu tư trồng 5.000m2 cây nhãn chín muộn cho thu nhập hơn 50 triệu đồng/ năm. Ngoài trồng nhãn, gia đình anh Nghiệp còn nuôi 10 con bò sinh sản theo phương thức chăn thả tự nhiên. Nhận thấy nuôi bò có nhiều thuận lợi như ít dịch bệnh, thu nhập ổn định, anh Nghiệp muốn mở rộng quy mô nuôi bò nhưng thiếu vốn đầu tư. Tháng 7.2015, được Quỹ HTND cho vay 40 triệu đồng, anh Nghiệp đầu tư xây dựng trang trại nuôi 20 con bò lai mua giống từ Ba Vì (Hà Nội). Đến nay, sau gần 3 năm, đàn bò của gia đình anh Nghiệp đã sinh sôi lên 30 con, trị giá hơn tỷ đồng (trước đó anh đã bán gần 10 con).
Anh Nghiệp thổ lộ: “Nông dân chúng tôi hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn làm ăn. Dù nguồn vốn vay của Quỹ HTND không lớn, nhưng có sức động viên, khuyến khích đối với gia đình tôi rất nhiều”.
Gia đình ông Hoàng Văn Việt ở xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên đầu tư mô hình nuôi tôm. Do thiếu vốn nên gia đình ông nuôi tôm theo hình thức quảng canh nên thu nhập không ổn định. Với số vốn 50 triệu đồng từ Quỹ HTND, ông chuyển 2 ao đầm sang nuôi tôm thâm canh công nghiệp. Vụ tôm vừa qua, ông thu được 4 – 4,5 tấn.
Hiện tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 28 tỷ đồng, hiện đang giải ngân cho 825 hộ vay. Trong đó, nguồn Trung ương Hội ủy thác giải ngân 12 tỷ đồng cho 276 hộ vay; nguồn Quỹ HTND tỉnh giải ngân 9,25 tỷ đồng cho 235 hộ vay và nguồn huyện, xã giải ngân 7,1 tỷ đồng cho 314 hộ vay. Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp được đầu tư cho vay thực hiện 22 dự án phát triển sản xuất gắn với xây dựng mô hình liên kết giữ các hộ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Ông Bùi Minh Thanh - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Hầu hết các dự án, mô hình sản xuất vay vốn Quỹ HTND được phê duyệt, hỗ trợ đều gắn với chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh như Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP). Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn hẹp nên mức vay trung bình chỉ ở mức 500-600 triệu đồng/dự án; 60-90 triệu đồng/hộ, thời gian vay không quá 36 tháng nên gây hạn chế trong đầu tư phát triển sản xuất.
“Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi đề nghị tăng nguồn vốn vay để đầu tư cho các dự án tập trung liên kết sản xuất; sản xuất các sản phẩm có thế mạnh địa phương (OCOP); ưu tiên các tổ hợp tác, HTX đã có liên kết để nguồn vốn phát huy hiệu quả, trợ lực trong phát triển sản xuất của người dân” – ông Thanh nói.
Giai đoạn 2015-2017, Quỹ HTND các cấp trong tỉnh đã luân chuyển cho gần 1.400 lượt hộ vay qua 106 dự án với số tiền 33,9 tỷ đồng. Thông qua Quỹ hỗ trợ nông dân đã giúp nhiều mô hình sản xuất nhỏ lẻ chuyển sang quy mô lớn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã