Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp công nghệ cao trên vùng "đất lửa"

Thứ tư - 20/06/2018 00:05
Không chỉ làm mô hình nuôi cá thịt, nông dân xã Tân Nhựt (Bình Chánh, TP.HCM) còn chuyển đổi đất lúa sang nuôi cá kiểng. Nghề nuôi cá kiểng đang ăn nên, làm ra trên vùng “đất lửa” với hàng chục hộ tham gia.

Trong kháng chiến, xã Tân Nhựt (Bình Chánh, TP.HCM) được ví là “vùng lõi cách mạng”, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Giờ Tân Nhựt xanh màu ấm no của nông nghiệp đô thị.

Nuôi cá kiểng công nghệ cao tại trang trại của Công ty Vina Fish Farm (Tân Nhựt, Bình Chánh, TP.HCM).
Nuôi cá kiểng công nghệ cao tại trang trại của Công ty Vina Fish Farm (Tân Nhựt, Bình Chánh, TP.HCM).

Do ảnh hưởng của chiến tranh, Tân Nhựt những năm sau giải phóng như “vùng đất chết”, đầy rẫy hố bom… “Bởi đất, vườn ở đây là xương máu, là thịt da mà ông cha đã đánh đổi nên chúng tôi phải có trách nhiệm gìn giữ, xây dựng và tạo sức sống mới” - ông Đặng Thái Ninh (78 tuổi), kể về những tháng ngày "hồi sinh" vùng đất này.

“Đất chết” hồi sinh

Để ổn định cuộc sống, người dân bắt tay vào cải tạo đất, đắp ruộng, khử phèn làm lúa 1 vụ, chăn nuôi gà, vịt. Ban đầu, sản phẩm nông nghiệp làm ra chỉ đủ phục vụ nhu cầu thực phẩm tại chỗ, về sau kinh tế ổn định, nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng vườn, ao, tổ chức sản xuất, nuôi trồng nhiều vụ để bán sản phẩm đi nhiều địa phương khác, có thêm thu nhập.

Dọc theo đường Lương Ngang (thuộc ấp 3) giờ dày đặc các ao nuôi cá – nơi trước đây là những ruộng lúa một vụ ngút ngàn. Lão nông Lê Văn Sự dù tuổi đã cao nhưng hàng ngày vẫn đẩy những xe đầy thức ăn đi cho cá. Vài năm trước, ông đã biến 4 công đất lúa thành ao nuôi cá. “Trước đây, do ruộng sâu nên cấy mạ bao nhiêu đều ngã chết hết bấy nhiêu. Thêm nữa là giá lúa bấp bênh, mỗi năm làm một vụ năng suất thấp nên tôi cho đào ao nuôi cá” - ông Sự nói.

Giờ với 4 công mặt nước nuôi cá, ông Sự kiếm mỗi năm hơn chục tấn cá tra, phi, mè..., thu lời khoảng 100 triệu đồng/năm. Theo ông, nuôi cá có lời gấp chục lần trồng lúa. “Giờ ở đây, đất lúa người ta chuyển sang đào ao nuôi cá hết rồi. Như con gái tôi cũng vừa đào 2 công đất làm ao nuôi cá” - ông Sự cho biết.

Anh Nguyễn Văn Văn đang thu hoạch cá chép kiểng tại ao (xã Tân Nhựt, Bình Chánh, TP.HCM)
Anh Nguyễn Văn Văn đang thu hoạch cá chép kiểng tại ao (xã Tân Nhựt, Bình Chánh, TP.HCM)

Không chỉ làm mô hình nuôi cá thịt, nông dân Tân Nhựt còn chuyển đổi đất lúa sang nuôi cá kiểng. Nghề nuôi cá kiểng đang ăn nên, làm ra trên vùng “đất lửa” với hàng chục hộ tham gia. Anh Lương Trung Cường - Giám đốc Vina Fish Farm (công ty chuyên nuôi cá cảnh xuất khẩu) cho biết, khoảng chục năm trước anh chuyển sang nuôi cá kiểng rồi thành lập công ty xuất khẩu cá kiểng. “Mỗi tuần 2 lần tôi xuất cá kiểng đi nước ngoài. Nhiều nông dân nuôi cá kiểng ở đây đang làm vệ tinh cho tôi. Nghề nuôi cá kiểng đem lại nhiều lợi nhuận cho nông dân Tân Nhựt” - anh Cường thổ lộ.

Chủ tịch UBND xã Tân Nhựt Huỳnh Thanh Thúy cho biết, giờ đây người dân Tân Nhựt đều có công ăn việc làm với nghề trồng trọt, chăn nuôi nhưng theo hướng nông nghiệp đô thị. Thu nhập bình quân của xã tăng nhanh trong những năm gần đây, nếu như năm 2009 đạt 15 triệu đồng/người thì đến nay đã đạt 51 triệu đồng/người.

“Cái đáng quý nhất của người dân Tân Nhựt là tình đoàn kết, sẵn sàng cưu mang và giúp đỡ lẫn nhau. Khi làm ăn được, nuôi trồng sinh lãi cao, họ sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn kinh nghiệm để người khác cùng làm, cùng phát triển chứ không giữ cho riêng mình” - ông Ninh thổ lộ.

Xanh màu công nghệ cao

Gần đây, tại ấp 6, mọc lên nông trại Mekongfarm trồng rau xà lách thủy canh do anh Nguyễn Phúc Hậu làm chủ. Tại đây, anh Phúc cho xây dựng một nhà ươm đủ tiêu chuẩn, với nhà màng có hệ thống điều hòa, thông gió và làm mát nhằm tạo môi trường tốt nhất cho cây con nảy mầm, tránh hao hụt số lượng giống trước khi chuyển qua vườn ươm gieo trồng.

Ngoài trồng rau thủy canh, tại Mekongfarm còn trồng thử nghiệm mô hình dưa lưới với diện tích 1.200 m2 . Mỗi năm nông trại có thể trồng 5 vụ dưa, thu hoạch hơn 20 tấn. “Mekongfarm đã có sản phẩm đưa vào các shop và nhà hàng, với giá dao động khoảng 60.000 đồng/kg. Nông trại sẵn sàng chia sẻ và cung cấp những thông tin cũng như chuyển giao công nghệ và hướng dẫn nông dân có nhu cầu lắp đặt giàn rau hoặc dưa lưới thủy canh” - anh Hậu cho biết.

Ông Hồ Vĩ Nhân – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Bình Chánh-Bình Tân cho biết, rau thủy canh là mô hình mới đưa vào huyện Bình Chánh. Trạm đã hướng dẫn chứng nhận VietGAP rau thủy canh cho Mekongfarm.

Trong khi đó, tại ấp 3, vài năm nay anh Trần Văn Nghĩa đã tổ chức trồng rau sạch cho HTX Nông nghiệp Phước An. Anh Nghĩa cho biết, trước đây với 2.700 m2  đất lúa chỉ trồng một vụ, đời sống gia đình anh rất khó khăn. “Đất ít quá, lại mỗi năm chỉ làm một vụ nên không sống nổi, tôi đành nghỉ làm lúa mà chuyển sang trồng rau sạch cho HTX Phước An” - anh Nghĩa thổ lộ. Để làm rau sạch, anh vay tiền mua dụng cụ về làm nhà lưới, đi chuẩn hóa kiến thức VietGAP như khuyến cáo của HTX… Từ ngày chuyển sang làm rau sạch cung cấp cho HTX, mỗi năm anh thu nhập cả trăm triệu đồng.

Tân Nhựt đang ráo riết nâng chất nông thôn mới. Đến Tân Nhựt vào những ngày này, chúng tôi được đi trên những con đường nhựa phẳng sạch đẹp. Dọc các tuyến đường, những căn nhà cao tầng đang dần mọc lên nhiều. Xen lẫn trong các đường đê là những cánh đồng rau xanh mượt…

Theo Trần Đáng/Báo TTV.vn

 Tags: nuôi cá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay29,548
  • Tháng hiện tại222,641
  • Tổng lượt truy cập92,600,305
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây