Sinh ra trong gia đình thuần nông, ngay từ nhỏ Quỳnh đã có ước mơ làm giàu bằng những sản vật nông nghiệp tại quê hương. Cũng chính vì vậy, anh đã chọn cho mình hướng đi là học tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và vốn liếng cho việc làm ăn sau này. Thời gian đó, Quỳnh thấy trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp bầy bán tràn lan trên thị trường, gây nguy hại đến người sử dụng. Vì vậy, anh đã ấp ủ ý tưởng xây dựng một mô hình khép kín chăn nuôi gà đẻ trứng và sản xuất rau hữu cơ để cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Năm 2015, với số vốn trên 250 triệu đồng, Quỳnh bắt đầu xây dựng chuồng trại, mua lò ấp trứng và lặn lội về Viện Nghiên cứu gà, vịt ở Đại Xuyên - Phú Xuyên - Hà Nội mua 2.000 gà giống để nuôi lấy trứng bán. Thời gian đầu nuôi, kinh nghiệm chưa có nên đàn gà chậm lớn và mắc dịch bệnh. Không bỏ cuộc, Quỳnh mua thêm sách báo về chăn nuôi để tham khảo và tìm đến những trang trại trong vùng học hỏi kinh nghiệm để nuôi đàn gà khỏe mạnh và đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình khép kín chăn nuôi gà đẻ trứng của Quỳnh duy trì thường xuyên 500 con gà đẻ trứng và nuôi gối những đàn mới. Mỗi ngày đàn gà đẻ được gần 400 quả trứng, anh đem ấp để tạo ra gà giống bán ra thị trường. Tính bình quân, hàng tháng anh cung cấp ra thị trường từ 6.500 - 7.000 gà con. Trừ hết các chi phí, mỗi tháng thu lãi từ 15 đến 20 triệu đồng.
Để mô hình trang trại được hoàn toàn khép kín Quỳnh đầu tư thêm 150 triệu đồng trồng thêm 2 ha cây măng tây. Theo anh việc xây dựng thêm mô hình sản xuất rau hữu cơ với cây măng tây sẽ tận dựng nguồn ăn dư thừa và nguồn chất thải từ chăn nuôi để làm phân bón cho trồng măng, từ đó tạo sản phẩm đạt năng suất cao mà không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón hóa học khác. Bên cạnh viêc bán gà giống và rau hữu cơ, Quỳnh còn mở thêm đại lý bán thức ăn chăn nuôi và cung cấp dịch vụ thuốc thú y phục vụ cho người dân địa phương. Từ đó, anh tạo cho mình một mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, khép kín, hàng năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương.
Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế gia đình, Quỳnh còn là một đoàn viên gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm với phong trào Đoàn. Bằng những kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất anh đã giúp đỡ các đoàn viên trong xã để cùng nhau phát triển kinh tế. Ghi nhận những việc làm đó, năm 2017, Nguyễn Văn Quỳnh đã vinh dự được Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Đình Của vì đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
Theo Ngọc Hải/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;