Học tập đạo đức HCM

Đường dài mới biết… "ông tám tấn"

Thứ ba - 23/02/2016 19:41
Đã mấy lần theo đoàn của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến thăm “ông tám tấn” ở vùng xa của xã Lộc Đức (Bảo Lâm - Lâm Đồng) nhưng khi “độc hành”, tôi phải vòng đi vòng lại nhiều lượt mới tìm lại được con đường đã đi qua. Nghe vậy, “ông tám tấn” bảo, nếu rẽ vô đây từ Bảo Lộc thì xa hơn từ Di Linh. Giờ hình dung xấp xỉ 30 năm trước, ông xuất phát từ xứ đồng bằng miền Đông Nam Bộ, vượt hành trình rất dài và xa thẳm để định canh định cư ở chốn này mới thấy quá gian nan…

Qua cầu Đan Mạch, vượt những đồi cao…

Xã Lộc Đức 20 năm trước được ví như “ốc đảo” bởi có con suối lớn chạy ngang dọc khiến giao thông cách trở. Nay thì đường nhựa nối những nhịp cầu không chỉ chạy bon bon đến tận các khu dân cư, mà còn phân chia nhiều ngã rẽ khiến tôi phải vừa đi vừa hỏi mới chạm được bước chân vào sân nhà “ông tám tấn” ở thôn Tiền Yên.

"Ông Tám tấn" Lê Quang Linh (cầm loa) giới thiệu quy trình canh tác càphê ghép năng suất cao với khách thăm vườn

Những ngày cuối năm, cà phê vào mùa thu rộ rất tất bật, thay vì ra trung tâm thị trấn Lộc Thắng dẫn đường tôi vào xã Lộc Đức như đã dự định trước đó, “ông tám tấn” phải ở nhà vận hành các cỗ máy xay xát, rồi trải những tấm bạt ra sân để phơi dưới nắng xuân, sẵn tiện chờ tôi đến. “Mấy lần trước, anh ngồi trên ô tô chắc khó thuộc đường như nhiều người khác. Giờ đi xe máy đến nơi thì lần sau không bị lạc nữa. Anh cần ghi nhớ các mốc chính trên đường như: cầu Đan Mạch, cây xăng, trường mẫu giáo là yên tâm chạy một mạch đến nhà tôi”, ông chia sẻ với tôi khi vừa vượt chặng đường xa tới đây.

Ngay sau câu chào hỏi, “ông tám tấn” đã “lôi” tôi vào cuộc “vừa đi đường, vừa kể chuyện” giữa bốn bề điệp trùng càphê. Câu chuyện dẫn nhập về biệt danh “ông tám tấn” xuất hiện từ bao giờ? Và làm sao có thể trở thành “ông tám tấn”, được nhiều cán bộ lãnh đạo cấp Trung ương, cấp tỉnh đến thăm như vậy?

Chuyện là, cách đây khoảng 5 năm, ở xã Lộc Đức, nổi lên hộ ông Lê Quang Linh đã ghép “trẻ hóa” thành công 10ha càphê hơn 20 năm tuổi, mỗi vụ thu hoạch năng suất đạt 8 tấn nhân/ha, tăng gấp 4 lần so với những năm trước đó, được ngành nông nghiệp xét chọn làm mô hình càphê ghép tái canh tiêu biểu của vùng Tây Nguyên và cả nước. Mô hình nhân rộng và lan tỏa khá nhanh, nhiều hộ nông dân từ vùng gần đến vùng xa trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng đã liên tục tìm đến vườn càphê của ông Linh học hỏi kỹ thuật cắt ghép cải tạo, quy trình chăm bón cây càphê đạt năng suất 8 tấn nhân/ha. Biệt danh “ông tám tấn”  ra đời từ đó.

Đường dài ai có ghép chồi mới hay

“Năm ngoái, năng suất càphê của gia đình đạt 8 tấn nhân/ha nhưng năm nay giảm xuống còn 7 tấn/ha. Nguyên nhân là do nuôi càphê đa thân, nên cứ một năm năng suất đạt đỉnh 8 tấn nhân/ha thì năm sau giảm xuống còn trên dưới 7 tấn nhân/ha và năm sau nữa trở lại 8 tấn nhân/ha là khép kín một chu kỳ”, ông Linh cho biết.

Ông Linh trong vườn càphê cao sản ở Lộc Đức.

Theo đó, vào thời điểm đầu niên vụ 2015- 2016, mỗi ngày trên 10ha cà phê ghép của ông Linh cho thu hoạch từ 1,2 - 1,5 tấn tươi; thời điểm thu rộ, con số này có thể đạt đến 15 tấn tươi. Kinh nghiệm gần 30 năm sơ chế càphê sau thu hoạch ở đất Lộc Đức, ông Linh đúc kết với 2 hình thức: phơi hạt thóc (hạt nhân trái tươi đã bóc vỏ ngay trong ngày thu hoạch bằng máy) khoảng 4 ngày nắng và phơi nguyên vỏ càphê (phơi nguyên trái tươi) khoảng 10 ngày nắng trước khi cất trữ vào các kho bảo quản trong nhà. Ở giai đoạn đầu ra sản phẩm, ông Linh bán càphê nhân nhiều đợt trong năm khi mức giá thị trường xét thấy hợp lý nhất. Cụ thể, niên vụ 2014- 2015, tổng sản lượng thu được 80 tấn nhân, ông bán thành 4 đợt, đợt cuối cùng vào tháng 10/2015, giá bình quân 36.000 - 38.500 đồng/kg. “Hàng năm, trừ chi phí thâm canh tỉa cành, làm cỏ, bón phân, tưới nước, công lao động… trên mỗi hecta cà phê ghép cải tạo, tôi còn lãi ròng 5- 6 tấn nhân”, “ông tám tấn” nhẩm tính. 

Ông Linh kéo một cành có hai nhánh càphê dày đặc trái từ trên “độ cao” hơn 3m xuống thấp ngang ngực và tiết lộ, thu hoạch xong thì hai cành này phải cưa bỏ để nuôi hai chồi mới đang phát triển bên dưới, sang năm sẽ trở về mức năng suất cao hơn. Cách làm này tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu trên mạng internet, báo chí đến các buổi hội thảo, tập huấn rồi trao đổi kinh nghiệm hàng ngày giữa nhà nông với nhau.

Nhớ hồi mới chân ướt chân ráo từ vùng đồng bằng miền Đông Nam Bộ lên xã Lộc Đức, ông Linh cùng vợ phải vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn khi tay cuốc, tay liềm, ngày đêm đào tận gốc, trốc tận rễ từng bụi cỏ tranh um tùm, vỡ đất trồng dâu, nuôi tằm ngắn ngày để nuôi cây càphê trồng dài ngày. Vừa làm vừa học cách trồng, chăm sóc càphê, năm này qua năm khác, ông Linh và vợ cố gắng chắt chiu, tích lũy từng khoản hoa lợi nhỏ, kiên trì, nhẫn nại học hỏi từng quy trình canh tác, kỹ thuật ghép chồi, không bỏ cuộc khi gặp vụ mùa thất bát, quyết tâm mở rộng diện tích càphê.

“Bây giờ nước, phân, cần, giống của cây càphê đòi hỏi rất khắt khe. Đất Lộc Đức mấy mươi năm trước có độ ẩm cao, dinh dưỡng nhiều, sâu bệnh ít, nay thì ngược lại”, ông Linh nhận định. “Giáo trình” mà ông Linh (trình độ văn hóa lớp 5) đã tự “biên soạn” từ việc “đối thoại” gần ba thập niên với đất, với cây trong 10ha càphê ghép cải tạo năng suất cao cũng khá dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc, ai cũng có thể tham khảo, áp dụng. Như về các công đoạn ghép mầm chồi cao sản với gốc càphê 20 năm tuổi, năm đầu chặt bỏ một phần ba thân cây để đón đủ ánh sáng nuôi 5 chồi ghép mới dưới gốc; năm thứ hai chặt bỏ hai phần ba thân cây còn lại để ghép 5 chồi cuối cùng. Ba năm sau, 10 chồi ghép sinh trưởng thành 10 thân mới đồng loạt cho trái thu hoạch. Tưới tràn nước dưới gốc vào mùa khô, một lần tưới kéo dài 12 giờ, khoảng 2 tuần tưới một lần. Bón phân mỗi năm chia thành 5 đợt, trong đó chiếm phần lớn là lượng phân gà, phân cút, phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ vỏ hữu cơ. Bơm thuốc bảo vệ thực vật 4 đợt/năm để phòng, trừ các bệnh mọt cành, rệp sáp, nấm gỉ sắt, thán thư. Dùng máy phát làm sạch cỏ, thu gom cùng với lá khô và các loại xác bã thực vật khác rồi chôn xuống rãnh đất đào sâu khoảng 30cm giữa hai hàng càphê…

“Dù đã đạt 8 tấn nhân/ha/năm với quy trình ghép cải tạo, thâm canh ổn định 10ha càphê nhưng tôi vẫn thường xuyên bổ sung kỹ thuật, kinh nghiệm mới tiếp cận được, nhằm giữ vững năng suất thu hoạch này với thời gian lâu hơn nữa”, “ông tám tấn” Lê Quang Linh chân tình cho biết.

Văn Việt

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập508
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại845,818
  • Tổng lượt truy cập93,223,482
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây