Khi triển khai XDNTM huyện Giao Thủy đã chọn 8 xã, thị trấn làm điểm và tập trung chỉ đạo, thực hiện. Huyện xác định cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.
Nhờ nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành, các địa phương đã xác định được lộ trình, bước đi, cách làm cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Một trong những dấu ấn thành công là công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT), Giao Thủy đã hoàn thành trước kế hoạch của tỉnh đề ra một năm và không xảy ra thắc mắc, khiếu nại. Từ DĐĐT, nhân dân đã tự nguyện góp 391ha đất 2 lúa và 44 tỷ đồng để xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất, cùng với hàng chục ha đất thổ cư để xây dựng các công trình giao thông nông thôn.
Nghề nuôi ngao ở Giao Thủy (tư liệu).
Với nguồn vốn trên 224,7 tỷ đồng, huyện đã ưu tiên đầu tư vào các công trình cấp thiết, phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân như: Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, nước sạch, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế, trường học...
Trong đó, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới được 89,9 km đường trục xã, liên xã; 140 km đường trục thôn xóm, dong ngõ; đắp 1.535.113 m3 đường nội đồng; đào đắp, nạo vét 2.069.121 m3 kênh mương; xây mới, cải tạo 286 phòng học, phòng chức năng của các Trường học; cải tạo nâng cấp 13 chợ nông thôn, xây mới 2 chợ ; xây mới khoảng trên 4.000 nhà ở; xây dựng được 15 bãi rác thải; hoàn thành dự án nước sạch Giao Thủy với kinh phí trên 250 tỷ đồng, cấp nước sạch cho khoảng 100.000 dân.
Cùng với nỗ lực XDNTM, Giao Thủy đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Toàn huyện đã xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn trồng lúa với tổng diện tích 730ha, tập trung sản xuất các giống có năng suất, chất lượng cao, ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất lúa ở các cánh đồng mẫu lớn tăng 8 - 10%, giảm chi phí đầu tư từ 5 - 7% so với sản xuất đại trà riêng lẻ.
Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng trồng rau tập trung tại các xã: Giao Hà, Hoành Sơn, Giao Yến, Giao Phong, Bạch Long, thị trấn Quất Lâm… Nhờ khai thác tốt tiềm năng đất nông nghiệp để sản xuất lúa gạo và cây rau màu, giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác của Giao Thủy năm 2014 đạt 99,97 triệu đồng.
Giao Thủy cũng là địa phương phát triển mạnh nuôi trồng hải sản. Năm 2014, huyện đã quy hoạch và đưa 5.241 ha bãi bồi ven biển vào nuôi trồng thủy sản; trong đó diện tích nuôi ngao chiếm gần 30%, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 3.000 lao động thường xuyên và hàng chục nghìn lao động thời vụ. Sản phẩm ngao Giao Thủy chiếm hơn 44% sản lượng ngao thương phẩm của các tỉnh ven biển phía Bắc
Ông Phan Văn Trực - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Giao Thủy cho biết để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện đang triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp, triển khai xuống các xã, tùy theo đặc điểm của địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện đề án của huyện. Mục tiêu là sắp xếp lại sản xuất để nâng cao hiệu quả. Theo đó tiếp tục tháo gỡ khó khăn để thu hút doanh nghiệp liên kết với nông dân hình thành chuỗi sản xuất hiệu quả.
http://danviet.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã