Theo cha ra đồng từ năm mười bốn, mười lăm tuổi, tập tành học hỏi kinh nghiệm nghề nông theo cách “cha truyền, con nối”, đến khi trưởng thành lập gia đình anh đã có trong tay 2,5 ha đất ruộng. Vẫn chưa thỏa sức, anh thuê thêm 1,5 ha đất để làm lúa, trồng rau màu.
Nhờ ứng dụng canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật của công ty Syngenta, trong mấy năm gần đây anh chuyển làm 3 vụ lúa/năm trên toàn bộ diện tích 4 ha với năng suất luôn đạt mức “đỉnh”, chi phí giảm đáng kể, lợi nhuận tăng cao. Bằng giọng tâm đắc, anh Sang nói: “Thành công này là nhờ Syngenta”.
Nắm vững kiến thức kỹ thuật
Anh Sang trầm ngâm nhớ lại: “Có lẽ phần thiệt thòi nhất của tôi là tới lớp 8 thì nghỉ học”. Nhờ lăn lộn ngoài đời sớm nên anh nhanh chóng nắm bắt rành rẽ cách làm trong từng giai đoạn canh tác lúa theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, vì bảo thủ theo cách làm ấy, năng suất lúa cứ mãi mức sàn sàn như bà con trong xóm, khó có được sự gia tăng đột biến.
Kiến thức đã đến khi anh Sang bắt đầu dùng thử một số sản phẩm của công ty Syngenta sau mấy lần tham dự hội thảo đầu bờ, tham quan mô hình thực tế vào năm 2005.
Dấu ấn đáng nhớ đầu tiên là khi anh quyết định dùng thuốc Cruiser Plus để xử lý giống. Theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật, ban đầu anh trộn giống với thuốc dùng thử cho 2-3 công.
Sau đó anh bật ra sáng kiến ngâm hạt giống vào thuốc để không phải tốn công phối trộn và đổ ra cho ráo nước, ủ qua đêm rồi đem gieo sạ. Hiệu quả là lúa không bị bọ trĩ gây hại, giảm được số lần phun xịt thuốc, cây lúa khỏe giúp giảm được lượng lúa giống từ 20-25 kg/công còn 15-18 kg/công.
Tính ra có thể giảm 5-7 kg lúa giống so với tập quán cũ. Hơn nữa, anh nhận thấy, ngâm với Cruiser Plus còn giúp hạt giống nẩy mầm mạnh hơn 15% so với không ngâm thuốc.
Vùng lúa Thốt Nốt (Cần Thơ) có điểm đặc biệt là nơi đây nông dân chuyên trồng lúa thơm Jasmine, một giống rất dễ nhiễm bệnh lúa von. Có năm bệnh lúa von bùng phát mạnh khiến cả cánh đồng nhiễm bệnh tới 60-80%. Riêng với anh Sang, nhờ sử dụng Cruiser Plus nên vụ lúa năm đó ruộng nhà anh bị nhiễm khá ít, chỉ khoảng 10%, năng suất vẫn giữ được ở mức khá. Quả là thêm kinh nghiệm phòng tránh bệnh lúa von.
Bài học thứ hai là quản lý bệnh đạo ôn. Ở vùng lúa Thốt Nốt, vụ ĐX bà con trồng giống lúa chất lượng cao, vụ HT trồng OM4218, là giống dễ bị bệnh đạo ôn hơn các giống khác.
Anh Sang kể: “Cách đây 2 năm nhiều nông dân chỉ vì thờ ơ xem thường nên lúa bị bệnh đạo ôn cháy te tua, chịu thiệt hại nặng nề, có người mất trắng phải tốn công đưa máy vào bừa, trục để sạ lúa lại. Riêng ruộng nhà tôi nhờ trước đó có xịt thuốc Filia 525 SE kịp thời nên lúa tuy cũng nhiễm bệnh nhưng đã sớm hồi phục trở lại”.
“Tôi đã từng sử dụng qua nhiều loại thuốc BVTV của nhiều hãng khác nhau. Tuy nhiên, với một số loại thuốc của các hãng đó sau khi phòng trị bệnh thường tái phát và dễ bộc phát mạnh, chi phí tốn kém hơn.
Cho tới khi dùng thử thuốc của công ty Syngenta tôi nhận thấy có sự khác biệt, đó là một khi đã phun thuốc theo đúng hướng dẫn, tuân thủ theo phương pháp phun thuốc 4 đúng thì lúa không bị bệnh tái phát nữa”, anh Sang nhận xét.
Phổ biến cho bà con cùng tiến bộ
Anh Sang tâm niệm: Canh tác lúa muốn mang lại hiệu quả cao trước tiên nông dân phải nắm vững kỹ thuật. Từ lý thuyết do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, nông dân phải tìm hiểu, so sánh, đối chiếu qua thực tiễn rồi bắt tay vào thực hành đúng mới đạt kết quả cao.
Quan sát những gì anh Sang làm, nhiều bà con chòm xóm đến học hỏi theo và cho tới nay ảnh hưởng của các giải pháp canh tác tiến bộ đã lan tỏa đến khoảng 40% nông dân lân cận.
Hiện nay ở Thốt Nốt có rất nhiều hộ nông dân áp dụng theo quy trình canh tác lúa tiên tiến do công ty Syngenta khuyến cáo, và rất nhiều bà con đã tham gia các lớp tập huấn sản xuất lúa có ghi chép sổ sách để theo dõi chi phí, lợi nhuận trong từng mùa vụ và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.
“Vụ lúa ĐX vừa qua tôi đạt năng suất 10 tấn/ha lúa tươi. Thời tiết thuận lợi giúp cho bà con trúng mùa, nhưng năng suất vẫn chưa ai cao hơn tôi. Trong 3 năm với 9 vụ lúa trước đó, nhờ áp dụng theo quy trình canh tác tiên tiến của Syngenta, ruộng nhà tôi đều trúng mùa. So với trước kia, khi năng suất bình quân tối đa chỉ đạt chừng 6,5 – 7 tấn/ha thì đây quả là sự vượt trội đáng kể”, anh Sang phấn khởi chia sẻ.
Với 4 ha trồng lúa, sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lời trên 160 triệu đồng. Cuộc sống cũng dần dần thay đổi khi kinh tế đi lên, trong nhà xuất hiện thêm nhiều tiện nghi phục vụ đời sống.
Bằng tấm lòng chân thành, vui vẻ, luôn sẵn lòng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho bà con, anh Sang thành thật: “Tôi mong sao tất cả bà con đều có ruộng lúa tươi tốt, ít tốt kém chi phí và cùng nhau trúng mùa, thu được lợi nhuận cao để tất cả cùng nhanh khá giàu”.
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;