Học tập đạo đức HCM

Giúp người dân nông thôn phát triển kinh tế bền vững

Thứ năm - 14/12/2017 08:17
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang (TNSP) do Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tài trợ được khởi động từ năm 2011.

Mục tiêu tổng thể là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, đặc biệt là các khu vực khó khăn nhất của tỉnh Tuyên Quang, trong đó, khuyến khích sự tham gia của các hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số thuộc 64 xã nghèo của tỉnh vào các hoạt động kinh tế sinh lời bền vững.

Dự án được thiết kế với ba hợp phần, gồm: Nâng cao năng lực thể chế để thực hiện các sáng kiến vì người nghèo; thúc đẩy các chuỗi giá trị vì người nghèo; lập và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng thị trường cấp xã. Qua sáu năm triển khai, dự án đã tạo chuyển biến rõ nét nhận thức của cán bộ, doanh nghiệp và người dân, nhất là phụ nữ nông thôn về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trong cơ chế thị trường; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; là nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện các chương trình nông thôn mới và giảm nghèo, thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập người dân.

Thông qua IFAD, các xã, thôn thực hiện dự án đã được trao quyền làm chủ đầu tư để xác định nhu cầu và hỗ trợ 537 nhóm tổ hợp tác về các hạ tầng sản xuất và nâng cao năng lực. Trên cơ sở hoạt động hiệu quả của các nhóm này, đã có 96 nhóm tổ hợp tác tiếp cận thêm nguồn vốn từ quỹ cạnh tranh nhỏ. Quỹ này là hình thức trao quyền tự quản và tự chủ tài chính cho các nhóm để xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh chung, tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên thông qua quỹ quay vòng và hoạt động mua chung, bán chung. Hằng năm, dự án tổ chức các sự kiện kết nối giữa các doanh nghiệp tiềm năng với nhóm nông dân này để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Theo đó, đã có 20 doanh nghiệp được hỗ trợ theo hình thức này để xây dựng vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tạo quỹ quay vòng để đầu tư cho nông dân.

Các dịch vụ khuyến nông Nhà nước đã có sự đổi mới trong phương pháp tiếp cận bằng cách tăng cường các lớp học trên hiện trường "cầm tay, chỉ việc" cho nông dân. Từ năm 2014, dự án đã chuyển dần việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ các đơn vị nhà nước sang các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh và nông dân giỏi thực hiện. Trong quá trình thực hiện, đã tổ chức được 856 lớp tập huấn; trong đó có 360 lớp tiến hành theo phương thức nông dân dạy nông dân và doanh nghiệp dạy nông dân ở các thôn bản; qua đó, có 15.565 nông dân chủ chốt được đào tạo để chuyển giao kỹ thuật cho nông dân khác. Do vậy, đã dần thay đổi tư duy của người dân từ việc "trồng và nuôi những gì mình có" sang "trồng và nuôi những gì thị trường cần". Đồng thời, xác lập kế hoạch hành động đối với tám chuỗi giá trị hàng hóa gồm: Chuỗi trâu, chuỗi lợn, chuỗi dong riềng, chuỗi keo, chuỗi chè, chuỗi thủy sản, chuỗi lạc và chuỗi cam. Đây là những loại hàng hóa có tiềm năng phát triển trên địa bàn. Bằng những việc làm thiết thực, dự án đã thu hút sự tham gia của gần 60 nghìn hộ; trong đó, có hơn 40 nghìn hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều hộ đã thay đổi tư duy phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá, giàu.

Mỗi địa phương triển khai từng mô hình cụ thể, phù hợp điều kiện tự nhiên, thế mạnh. Tại huyện Sơn Dương, với lợi thế là nguồn thức ăn sẵn có, thị trường tiêu thụ rộng, dự án đã triển khai chuỗi giá trị lợn hàng hóa cho người nghèo. Cùng việc tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thú y, người dân còn được dự án hỗ trợ nguồn vốn, lợn giống. Dự án đã thu hút hàng trăm hộ dân tham gia đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi lợn siêu nạc theo hướng công nghiệp, bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Huyện Hàm Yên là địa phương có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng để phát triển cây cam sành. Dự án TNSP tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện chuỗi giá trị cam bằng việc tập huấn, hướng dẫn người dân trồng theo quy trình VietGAP, nhờ đó, thương hiệu cam sành Hàm Yên được thị trường chấp nhận, giá cam được nâng lên.

Tỉnh Tuyên Quang hiện có khoảng 250 tổ hợp tác liên kết các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Các chuỗi giá trị hàng hóa vì người nghèo đã và đang thu hút sự tham gia của đông đảo người dân nông thôn, người dân tộc thiểu số, nhất là người nghèo.

Giám đốc Ban điều phối TNSP Phạm Ninh Thái cho biết, kết thúc dự án, tỉnh Tuyên Quang được đánh giá đạt yêu cầu về tổng thể. Tác động của Dự án TNSP đã góp phần quan trọng cùng các cấp, các ngành liên quan của tỉnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Để duy trì bền vững, cần tiếp tục có những hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để củng cố, phát triển các tổ hợp tác và các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; huy động vốn và mở rộng quy mô quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển; thể chế hóa và nhân rộng các hình thức tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ khuyến nông và phát triển kinh doanh; hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn giảm áp lực di cư lên thành thị; đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu...

Theo Hải Chung/nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay36,185
  • Tháng hiện tại162,747
  • Tổng lượt truy cập85,069,783
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây