Học tập đạo đức HCM

Nông dân Tiền Giang sang châu Âu học quy trình sản xuất trứng gà

Thứ năm - 14/12/2017 08:22
Ông Lê Văn Hòa, ở tỉnh Tiền Giang, chủ sở hữu trang trại có hơn 300 nghìn gà mái, cùng nhiều nông dân khác đến từ châu Á đã tham gia tìm hiểu hệ thống chuồng trại, kỹ thuật và quy trình nuôi kiểu mới nhằm chăn nuôi gà mái trong môi trường không nuôi nhốt, cũng như hiểu thêm về các lợi ích mà hệ thống này mang lại cho gà mái tại Shrewsbury Ltd, Vương quốc Anh.

Đoàn đã đến thăm trang trại sản xuất trứng gà nuôi thả tại HealEggs Ltd, nơi từng được trao chứng nhận RSPCA Assured cấm sử dụng chuồng, đồng thời cung cấp các hướng dẫn về sức khỏe, chế độ ăn uống, môi trường và cách chăm sóc gà mái. Nhãn thực phẩm được RSPCA quản lý nhằm củng cố phúc lợi của động vật trang trại.

Humane Society International, một tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu, đã tài trợ cho chuyến đi này của ông Hòa. Như một phần của chiến dịch Động vật trang trại, HSI giúp ngành công nghiệp thực phẩm tiếp cận các tiêu chuẩn cao hơn về quy cách chăm sóc động vật nông trại, bao gồm việc kết nối những nông dân như ông Hòa với các chương trình đào tạo kỹ thuật và nguồn lực mà họ cần để chuyển đổi sang quá trình sản xuất trứng gà nuôi không sử dụng chuồng lồng ép. Ông Hòa cũng tham gia hội nghị bàn tròn do HSI tổ chức. Hội nghị này quy tụ đại diện của các công ty lớn trong ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn toàn cầu, cùng nông dân và công chức Chính phủ Việt Nam thảo luận về nhu cầu ngày càng tăng đối với việc sử dụng sản phẩm có tiêu chí cao hơn về mặt phúc lợi động vật.

Ông Lê Văn Hòa cho biết: “Tôi trân trọng cơ hội được học về quy trình nuôi thả tại Heal Eggs Ltd. Tại Việc Nam, ngày càng có nhiều mối quan tâm từ người tiêu dùng về phúc lợi động vật và chúng tôi muốn là một trong những trang trại đầu tiên chiếm được thị trường trứng gà nuôi không lồng này”.

Trên thế giới, phần lớn gà mái nuôi lấy trứng phải trải qua gần như cả đời bị nuôi nhốt trong các chuồng gà công nghiệp chật chội, đến mức chúng không thể duỗi thẳng cánh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến cách “đối xử” với các loại động vật được nuôi làm thực phẩm, từ đó cho thấy rõ ràng rằng, nuôi thả chính là tương lai của ngành sản xuất trứng. Hàng chục quốc gia đã ban hành lệnh cấm sử dụng mô hình chăn nuôi công nghiệp trên quy mô toàn quốc hoặc cục bộ, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã cam kết loại bỏ trứng gà nuôi nhốt ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu trước năm 2015, trong đó có các tập đoàn đến từ châu Á.

Bà Trang Đặng, Giám đốc Chiến dịch động vật nông trại của HSI Việt Nam cho biết: “Chúng tôi vui khi thấy nông dân Việt Nam tham gia vào xu hướng quốc tế nuôi gà không sử dụng chuồng lồng ép. Chúng tôi hy vọng sẽ được hỗ trợ nhiều nông dân và công ty thực phẩm cải thiện phúc lợi động vật tại trang trại và trong chuỗi cung ứng trứng, thịt của họ”.

Trong chương trình đến thăm trang trại có chứng chỉ RSPCA Assured (RA) ngày 14-11 vừa qua, bà Mia Fernyhough, chuyên viên khoa học cấp cao của RSPCA cho hay: “Chúng tôi rất vui khi được hỗ trợ HSI trong bước tiên phong này, đồng thời cũng hài lòng vì cuộc gặp gỡ đã thành công. Thật tuyệt vời khi biết ông Hòa muốn trở thành một trong những người đầu tiên nắm bắt thị trường trứng gà nuôi thả ở Việt Nam. Hy vọng chuyến tham quan trang trại đạt chuẩn RA đã cung cấp cho ông đủ thông tin và ý tưởng để vận hành công việc kinh doanh tương lai của mình”.

Ông Paul Littlefair, Giám đốc Quốc tế của RSPCA cho biết: “Những năm gần đây, chúng tôi thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với mô hình RSPCA Assured - đặc biệt tại khu vực Đông Á cũng như các công chức, nhà khoa học và nhà sản xuất đến từ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc đến thăm trang trại. Vì vậy, chúng tôi vô cùng hài lòng khi giờ đây, Heal Eggs Ltd có thể thể hiện các phương pháp chăn nuôi tốt nhất cho các đối tác của HSI tại Việt Nam tham khảo”.

Theo Đăng Quân/nhandan.com.vn


 Tags: gà mái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập748
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại51,237
  • Tổng lượt truy cập88,729,571
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây