Học tập đạo đức HCM

HTX Bình Thành: Mô hình xử lý mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi

Thứ bảy - 01/09/2018 00:14
Sau một năm triển khai thí điểm nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi cho ba HTX kiểu mới tại Hà Nam, mô hình xử lý mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi gia cầm tại HTX chăn nuôi Bình Thành đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, gia tăng 9,5% doanh thu đối với chăn nuôi gia cầm.

HTX chăn nuôi Bình Thành (thôn Đích, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, Hà Nam) được thành lập tháng 9/2016, do anh Hoàng Văn Thường làm Giám đốc.

Hiện nay, HTX có 38 thành viên, ngành nghề chính là chăn nuôi gia cầm, thủy sản và vận chuyển thức ăn gia súc gia cầm. HTX hiện có 60 con bò thịt, 40 con lợn nái, 500.000 con lợn thịt và 70 vạn con gia cầm.

Mô hình xử lý mùi hôi chuồng trại

Năm 2017, thực hiện đề tài khoa học thuộc Liên minh HTX Việt Nam có tên gọi “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân hữu cơ vi sinh chuyển giao cho các HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững”, HTX Bình Thành đã được hỗ trợ 400 lít chế phẩm để xử lý mùi hôi cho 10.000 m2 chuồng trại chăn nuôi gia cầm của HTX.

Trước khi triển khai ứng dụng tại HTX, mẫu khí phân bố ở các vị trí khác nhau như đầu nguồn gió, vị trí trung tâm và vị trí cuối nguồn gió trong một chuồng nuôi gà thịt có diện tích 200 m2 đã được lấy để tiến hành phân tích.

Kết quả cho thấy, ở vị trí đầu nguồn hút gió, hầu hết các thông số đều đạt theo QCVN 01-15 về chất lượng không khí chuồng nuôi gia cầm. Tuy nhiên, ở vị trí trung tâm và vị trí cuối nguồn gió, do có sự tích lũy của các chất khí phát sinh từ chất thải chăn nuôi nên hàm lượng tăng rất cao và cao gấp hơn 2 lần so với quy chuẩn.

Mặc dù thời điểm lấy mẫu, gà mới nuôi được 30 ngày tuổi, lượng phân tích lũy chưa nhiều. Đối với gà thịt, thời gian nuôi trung bình 4 - 6 tháng, nên càng về sau lượng phân tích lũy càng nhiều, hàm lượng các chất khí trong chuồng nuôi càng tăng cao.

Phương pháp thí nghiệm được nhóm nghiên cứu áp dụng với chuồng nuôi gà thịt 30 ngày tuổi, diện tích 200 m2, có hệ thống quạt hút thông gió, không phun chế phẩm vi sinh và chuồng nuôi gà thịt 30 ngày tuổi, diện tích 200 m2, có hệ thống quạt hút thông gió, phun chế phẩm vi sinh 1 lít cho 25 m2. Phun một lần duy nhất trong quá trình thực hiện mô hình.

Hai chuồng nuôi này nằm song song với nhau, chuồng lợp Proxymang có hệ thống chống nóng. Chuồng được thiết kế dạng chuồng hở bao quanh bằng lưới thép có bạt che phủ vào những ngày mưa lạnh. Trong quá trình theo dõi, các điều kiện như chế độ ăn, chăm sóc, thời gian vận hành quạt hút gió... được tiến hành tương tự nhau.

Kết quả cho thấy, sau khi phun chế phẩm 24 giờ, có sự khác biệt rõ rệt giữa ô thí nghiệm và ô đối chứng. Ở ô đối chứng nồng độ mùi hôi không thay đổi trong khi đó ở ô thí nghiệm nồng độ khí giảm đáng kể chỉ bằng ½ so với trước khi phun chế phẩm.

chuong-trai-chan-nuoi-JPG-2966-153565083

Lắp đặt máy đo không khí tại HTX Bình Thành

Đánh giá tích cực về mô hình

Sau thời gian triển khai ứng dụng, hiện tại, Giám đốc HTX chăn nuôi Bình Thành đã cho nhận xét tích cực, mùi hôi thối giảm rõ rệt, ruồi muỗi ít hẳn.

Theo ý kiến của chủ trang trại được thí nghiệm, sau khi phun chế phẩm 2 - 3 tiếng, mùi hôi thối đã giảm, gà sinh trưởng khỏe mạnh. Lớp đệm lót chuồng khô xốp không cần thay mới.

Ngoài ra, do mùi hôi thối giảm nên cũng giảm sự thu hút đối với ruồi muỗi, mật độ ruồi muỗi trong khu vực chăn nuôi cũng giảm hơn so với ô đối chứng.

Khi thực hiện xử lý mùi hôi cho trang trại chăn nuôi gà được 2 tháng, nhận thấy hiệu quả mang lại cho trang trại. Hội Phụ nữ của xã Tiêu Động đã đề nghị được tập huấn nhân rộng mô hình, hướng dẫn kỹ thuật xử lý mùi hôi cho các chuồng trại chăn nuôi của gia đình.

Đánh giá về chất lượng của việc ứng dụng chế phẩm sinh học, ông Lê Quang Vọng - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hà Nam, nhận định việc ứng dụng mô hình này đã giúp khử mùi trang trại chăn nuôi rất tích cực, người dân đánh giá cao, chất lượng thể hiện rõ ràng.

Liên minh HTX tỉnh Hà Nam cũng nghiên cứu, tham mưu cấp ủy, chính quyền hỗ trợ để có thể nhân rộng áp dụng cho nhiều vùng sản xuất tại Hà Nam.

Hà Xuyên/thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập861
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại788,302
  • Tổng lượt truy cập93,165,966
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây