Học tập đạo đức HCM

HTX Tân Cường: Bảo đảm kinh tế và môi trường sinh thái

Thứ năm - 15/03/2018 11:07
Nhiều năm qua, diện tích 20 ha lúa hữu cơ của HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Cường (Tam Nông, Đồng Tháp) đã không sử dụng thuốc trừ rầy nâu và sâu cuốn lá giúp giảm chi phí đầu tư, năng suất ổn định và góp phần bảo vệ môi trường.

Sản xuất lúa hữu cơ đã giúp HTX cung cấp ra thị trường sản phẩm “gạo sạch”, bảo đảm ATVSTP. Tư duy sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ của HTX đã góp phần đưa sản phẩm thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Lợi ích kinh tế, môi trường

Ông Nguyễn Văn Trãi - Giám đốc HTX, cho biết các thành viên HTX đã được tham gia các lớp tập huấn phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, thực hiện giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giúp hạn chế việc tiêu diệt thiên địch, cân bằng sinh thái.

Trong quá trình sản xuất, Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Tam Nông thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phòng trừ rầy nâu bằng phương thức sinh học. HTX cũng thực hiện xuống giống đồng loạt để né rầy. 

Bên cạnh đó, HTX sử dụng thiên địch của rầy chính là cá, chờ khi rầy nâu đẻ là bơm nước vào cho ngập cây lúa, khi trứng bám vào cây lúa sẽ bị ung, úng không nở được nên không phải sử dụng thuốc BVTV. 

HTX cũng thả thêm một số loài cá, như thòng đong, rô, hay vịt vào ruộng để vừa nuôi cá vừa diệt các mầm bệnh, sâu đục thân, rầy lửa, tiêu diệt ốc bươu vàng… giúp cây lúa phát triển tốt.

Chất lượng gạo của HTX được một số DN thu mua kiểm chứng đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP và thu mua cao hơn giá thị trường 500 đồng/kg.

Hiện năng suất lúa hữu cơ của HTX đạt trung bình 4,3 tấn/ha và được bán với giá 11.620 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về là 31 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng lúa thông thường là 13,4 triệu đồng/ha. 

Thực hiện trồng lúa hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giúp thay đổi nhận thức của nông dân. Trước đây, khi canh tác, nông dân thường dùng và lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV nên không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người trồng lúa và tiêu thụ sản phẩm. 

“Giờ đây, nông dân rất phấn khởi, vì khi canh tác lúa hữu cơ, không còn tình trạng vỏ chai thuốc tràn lan bừa bãi tại các bờ ruộng, thay vào đó mọi người đã ý thức và chấp hành quy trình chăm sóc lúa bằng phân hữu cơ để giúp tăng trưởng cho cây lúa và cải tạo đất, tăng thêm lợi nhuận”, Giám đốc Nguyễn Văn Trãi cho biết.

Tân Cường là một trong những HTXtiêu biểu của tỉnh Đồng Tháp

Nâng cao giá trị

Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã tiến hành đào ao xung quanh để kết hợp trồng lúa và thả tôm theo hình thức quảng canh cải tiến. Việc này giúp các hộ nâng cao thu nhập. Tôm thu hoạch được bán với giá 250.000 - 300.000 đồng/kg, lợi nhuận trung bình khoảng 100 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, các hộ còn có thêm nguồn thu từ cá thả trong ruộng lúa.

Vì ao nuôi và ruộng lúa được kết nối với nhau nhằm điều hòa nước, nên trong sản xuất cây lúa, nông dân rất chú trọng đến môi trường, ít sử dụng phân, không sử dụng thuốc BVTV nhằm bảo đảm nguồn lợi từ nuôi trồng thủy sản. 

Sau mỗi vụ nuôi tôm, đất được bổ sung một lượng hữu cơ rất lớn, giúp cây lúa phát triển tốt mà không cần phải bón phân nhiều. Ngược lại, cây lúa giúp làm sạch môi trường, tạo điều kiện cho các sinh vật phù du phát triển làm nguồn thức ăn cho tôm, cá… tránh được rủi ro dịch bệnh.

Để phát triển bền vững, HTX đang xây dựng một nhà máy xay xát, chế biến gạo đạt chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points - hệ thống giúp nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm) chế biến ra 3 sản phẩm gạo sạch có tên thương hiệu độc quyền là “Gạo Hoa Sen, Đài Sen và Gạo Hương Sen”. 

“Việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP vào chế biến, đóng gói giúp nâng cao giá sản phẩm và khẳng định thương hiệu của HTX thông qua quy trình sản xuất, chế biến luôn được kiểm soát hết sức chặt chẽ trong mỗi giai đoạn”, ông Trãi cho biết

Như Yến
http://thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay68,051
  • Tháng hiện tại898,778
  • Tổng lượt truy cập92,072,507
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây