Học tập đạo đức HCM

HTX chanh An Hiệp: Thành công từ trồng chanh an toàn

Thứ tư - 26/07/2017 23:00
Cái khó của các HTX nông nghiệp là tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhưng, Giám đốc HTX chanh An Hiệp (Đồng Tháp) đã khởi đầu bằng việc xuất khẩu (XK) 12 tấn chanh đi Trung Đông. Để rồi sau đó, HTX không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ bằng sản phẩm chanh an toàn.

Phần lớn nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp đều gặp khó khăn chung ở khâu tiêu thụ. Do chưa có “giấy thông hành” hợp lệ, nên hầu như sản phẩm chanh tại các nhà vườn chỉ được tiêu thụ ở thị trường nội địa, qua kênh phân phối thương lái, hoặc tại các chợ đầu mối. Gần như sản phẩm chanh chưa tiếp cận được tại các kênh phân phối lớn như: siêu thị, trung tâm thương mại.

Cấp “giấy thông hành”

Để khắc phục điểm yếu này, HTX chanh An Hiệp đã tập hợp nhiều nhà vườn tham gia, để nâng cao chất lượng áp dụng quy trình sản xuất an toàn cho cây chanh, xây dựng quy trình trồng chanh không hạt theo VietGAP, tạo hướng đi mới cho bà con.

Trong quy trình này, khâu chọn giống được đặc biệt chú trọng. HTX tổ chức nhân giống trực tiếp, hoặc người dân mua giống tại các cơ sở được Nhà nước cấp phép. Ở khâu gieo trồng, do cây chanh không hạt ưa sáng nên mật độ trồng được tính toán phù hợp là 600 - 800 cây trên 1ha, liếp rộng khoảng 5 - 6m. Do vậy, các vườn chanh luôn thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại và chăm sóc.

Ngoài nguồn cây giống bảo đảm, các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dùng cho cây chanh luôn bảo đảm đúng liều lượng, đúng thời điểm, tuân thủ thời gian cách ly an toàn.

Khi tham gia vào VietGAP, bà con phải nắm rõ cả cách sử dụng lẫn cách bảo quản hóa chất. Hóa chất được bảo quản trong kho chứa thoáng mát, bên trong có dán nội quy, khóa cẩn thận và hạn chế người ra vào. Giá xếp thuốc BVTV được sắp xếp khoa học, không xếp thuốc dạng lỏng trên thuốc dạng bột. Sau quá trình sử dụng, vỏ đựng hóa chất được tiêu hủy đúng quy định, đồ dùng được vệ sinh đúng cách, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

Bộ kít chuyên dụng để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV

Ngoài ra, mỗi hộ dân đều có sổ nhật ký nông hộ, ghi chép lại toàn bộ quá trình phát triển của cây chanh. Qua đó, người nông dân kiểm soát được dư lượng hóa chất và nắm được tình trạng cây qua các thời kỳ.

Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất, kết quả phân tích đất, nước, quả đều được cán bộ HTX lưu giữ lại. Việc này giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng, thuận lợi khi cần.

Sản xuất bảo đảm an toàn đã khó, nhưng để thuyết phục người tiêu dùng (NTD) là sản phẩm của mình sạch càng khó Vì tất cả chỉ dựa trên niềm tin, chứ chưa có giải pháp nào chứng minh chanh sạch hay chanh an toàn.

Áp dụng công nghệ

Băn khoăn ấy đã được Ban lãnh đạo HTX nhanh chóng khắc phục, khi nắm bắt được chủ trương của tỉnh trong việc hỗ trợ trang bị bộ kít chuyên dụng, để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV. HTX chanh An Hiệp đã đi đầu trong việc áp dụng dụng cụ kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên rau củ quả.

Khi có bộ kít, Ban Giám đốc HTX phân công thành viên tiến hành kiểm tra thường xuyên dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm chuẩn bị xuất bán của nhà vườn; bảo đảm chanh được xuất bán là chanh an toàn, không tồn dư thuốc BVTV.

Ban giám đốc HTX cũng được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức tập huấn kỹ thuật test nhanh; đồng thời hỗ trợ dụng cụ test nhanh trong vòng 5 tháng.

Trung bình mỗi tháng HTX phải tiến hành kiểm tra 4 lần, mỗi lần là 12 mẫu chanh của nhà vườn. Khi chanh gần tới ngày thu hoạch, nhà vườn sẽ chủ động thông báo để đại diện HTX tiến hành kiểm tra nhanh mẫu và thông báo kết quả để thành viên an tâm sản xuất.

Thực tế cho thấy, qua kiểm tra hầu hết các mẫu chanh tại HTX đều đạt ngưỡng an toàn, không có tồn dư thuốc BVTV. Từ ngày có thiết bị này, việc sản xuất, chăm sóc và xuất bán đã được thành viên sản xuất chanh an tâm hơn rất nhiều.

Ông Võ Văn Hòa - Giám đốc HTX, chia sẻ: “Tất cả hàng hóa, nông sản và riêng về sản phẩm chanh khi không có thuốc BVTV ra ngoài thị trường sẽ tạo được lòng tin cho người tiêu dùng”.

T.D
http://thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại992,511
  • Tổng lượt truy cập93,370,175
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây