Học tập đạo đức HCM

Hải Dương: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Thứ năm - 20/07/2017 20:28
Hải Dương là một địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Qua hơn hai năm sau khi thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”của Chính phủ cùng với Kế hoạch hành động của UBND tỉnh, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương đạt được kết quả đáng khích lệ.

Cụ thể, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng khá qua những con số như năm 2014 tăng 3,0% so với năm 2013; năm 2015 tăng 2,4% so với năm 2014. Cơ cấu nội ngành đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi - thuỷ sản, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt - lâm nghiệp.  

 hai duong: tai co cau nganh nong nghiep theo huong phat trien ben vung hinh anh 1

Nông dân thu hoạch vải Thanh Hà, Hải Dương (Ảnh: Baotintuc)

Bên cạnh đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 3,1%/năm. Sản xuất hàng hóa nông nghiệp phát triển, hiệu quả được nâng lên rõ rệt, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản tăng từ 95 triệu đồng năm 2010 lên trên 125 triệu đồng năm 2015.Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 31 triệu đồng. Đặc biệt, Hải Dương được coi là vựa nông sản của đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Tuy nhiên, một thực tế về thị trường đầu ra của hàng hóa nông nghiệp: con đường từ chuồng trại, ruộng vườn đến tay người tiêu dùng của nông sản Hải Dương đến giờ vẫn còn là vấn đề nan giải.

Với 104.000ha đất nông nghiệp, Hải Dương có nhiều tiềm năng, thế mạnh sản xuất và tiêu thụ các nông sản hàng hóa chủ lực.Song, sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt một số cây ăn quả có thế mạnh nói riêng (vải, ổi, na) của Hải Dương hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về vấn đề phân phối, tiêu thụ.

Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng lớn nhất vẫn là tình trạng giá cả có sự chênh lệch lớn giữa người sản xuất và tiêu dùng. Việc phân phối nông sản tại các địa phương trong tỉnh qua các kênh tiêu thụ thường vẫn không qua hợp đồng nên giá cả bấp bênh, tư thương ép giá, mối liên kết thu mua giữa nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ... từ đó dẫn tới tình trạng thu không đủ bù đắp chi phí, gây thiệt hại lớn cho người nông dân cũng như cho nền kinh tế.

Thực tế hiện nay, giá bán các loại nông sản luôn có sự chênh lệch lớn từ người sản xuất nông sản hàng hóa cho đến tay người tiêu dùng. Công nghệ bảo quản, chế biến nông sản còn chưa đạt yêu cầu dẫn đến chất lượng hàng hóa nông sản của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế và trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay.

Phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm sản và thủy sản luôn được các cấp, ngành trong Tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao, thông qua các chương trình nông nghiệp trọng điểm, đã hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Bên cạnh việc quan tâm chỉ đạo phát triển sản xuất, tỉnh cũng luôn quan tâm tới công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, đã bố trí kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,.. tham gia các hội chợ giới thiệu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ở trong nước và quốc tế; hỗ trợ một số doanh nghiệp phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm như Vải thiều Thanh Hà, Hành- tỏi Kinh Môn, Gà Chí Linh,…

Nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho người nông dân, rất cần các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ nông sản một cách lâu dài:

Thứ nhất: Nhóm giải pháp về cung nông sản, trong đó có vấn đề, cụ thể là mở rộng sự phân công và phân công lại lao động xã hội gần với xây dựng và điều chỉnh cơ cấu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp hợp lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Xây dựng các hộ nông dân thành đơn vị sản xuất hàng hóa gắn liền với kinh tế hợp tác và kinh tế Nhà nước.  Đồng thời, huy động khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn vốn hiện có cho phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Ngoài ra,  đào tạo và đào tạo lại các kỹ sư nông nghiệp, các nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ hai là nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản, trong đó bao gồm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, đồng thời tăng cường hợp tác, liên kết các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp cho năng suất và chất lượng cao.

Thứ ba về nhóm giải pháp về kênh tiêu thụ nông sản đặc trưng của Tỉnh. Thứ tư là nhóm giải pháp về chi phí và giá nông sản dựa trên nguyên tắc về lợi nhuận; doanh thu và chi phí.

Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện các giải pháp nêu trên, nông nghiệp Hải Dương sẽ gặt hái được nhiều thành quả, đặc biệt là những thời cơ vàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế./.

                                                                           Theo Lan Phương/Báo Dân Việt.VN

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay28,095
  • Tháng hiện tại869,296
  • Tổng lượt truy cập93,246,960
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây