Học tập đạo đức HCM

Người tiên phong bảo tồn các loại cây dược liệu

Thứ năm - 20/07/2017 09:41
Với mô hình nhân giống và bảo tồn các loại cây dược liệu, gia đình anh Tạ Xuân Bính (thôn Tân Lương, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) đã có cuộc sống khá giả.

Anh Bính bên vườn ươm giống.

Chia sẻ về cơ duyên đến với những cây dược liệu, anh Bính tâm sự: Trước đây, tôi làm nghề xây dựng, năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, lĩnh vực nhận thầu thi công xây dựng cũng rơi vào giai đoạn khốn đốn; là người lấy quân đi, tôi phải trả công đầy đủ cho người lao động, kể cả khi không quyết toán được công trình,... Khi ấy, bản thân vô cùng khó khăn, tiền hết, nghề thì lao đao nên tôi quyết định về nhà làm kinh tế, làm giàu trên mảnh đất của gia đình. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tích cực học hỏi mọi người, năm 2011, tôi quyết định đi theo hướng trồng và nhân giống các loại cây dược liệu.

Vừa làm, vừa học, vừa nhìn thấy được tương lai phát triển của mô hình nên anh đã dìu dắt người thân trong gia đình trồng theo. Đất không phụ công người, tới nay, diện tích trồng cây dược liệu của mấy anh em trong gia đình đã lên tới trên 2 mẫu, với khoảng 40 loại cây dược liệu quý như: đinh lăng, xạ đen, cà gai, trinh nữ hoàng cung, hoàn ngọc, cây mật gấu, mảnh công,... Hàng năm, gia đình anh cung cấp ra thị trường hàng vạn cây con các loại và vài tấn sản phẩm cà gai khô, lá đinh lăng khô, xạ đen,... Việc bảo tồn, nhân giống các loại cây dược liệu và sản xuất các sản phẩm dược liệu khô mang lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng/năm; đồng thời tạo thêm việc làm thường xuyên cho 3 - 4 lao động địa phương, với mức thu nhập khoảng 4 triệu đồng/người/tháng.

Giới thiệu về mô hình và kỹ thuật chăm sóc, anh Bính bộc bạch: "Vườn dược liệu của gia đình tôi trồng theo phương án khép tán, trên là cây ăn quả như táo, bưởi; dưới là cây dược liệu, như vậy sẽ tận dụng được nhiều tầng không gian. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, gia đình tôi luôn coi trọng yếu tố môi trường, không hề sử dụng hóa chất, không sử dụng phân bón hóa học; việc nhổ cỏ đều tiền hành bằng tay, bón phân chủ yếu là phân hữu cơ, rất thân thiện với môi trường".

Anh Bính kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Được biết, thời gian tới, anh Bính sẽ tiếp tục tìm hiểu và mang một số cây dược liệu quý về trồng; đồng thời tiến hành thuê thêm diện tích ruộng của một số bà con gần đó để mở rộng quy mô sản xuất.

Đình Hợi/kintenongthon.com.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay31,293
  • Tháng hiện tại872,494
  • Tổng lượt truy cập93,250,158
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây