Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả bước đầu khi dồn điền đổi thửa ở Thái Nguyên

Thứ sáu - 19/10/2018 09:42
Tỉnh Thái Nguyên chọn ba xã Tân Đức, Úc Kỳ và Xuân Phương (huyện Phú Bình) thí điểm thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT), xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) từ đầu năm 2016, đến nay đã đạt được những kết quả bước đầu, hiệu quả kinh tế tăng lên, nhân dân đồng thuận.
 

Sau khi DĐĐT, nông dân xã Tân Đức, huyện Phú Bình đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

 

Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún

Trước đây, ông Giáp Văn Vinh ở xóm Ngoài, xã Tân Đức có ba sào ruộng với nhiều thửa khác nhau, cách xa nhau vì nằm ở nhiều cánh đồng. Ông Vinh chia sẻ: “Khi hợp tác xã tan vỡ, xã chia ruộng đất cho từng hộ, để công bằng nên gia đình nào cũng có ruộng gần, ruộng xa, ruộng tốt, ruộng xấu nên gia đình tôi được chia nhiều thửa ruộng nhỏ, manh mún ở các cánh đồng khác nhau, địa hình không bằng phẳng, canh tác khó khăn”.

Thực hiện DĐĐT, cánh đồng của xóm Ngoài được quy hoạch lại rộng gần 15 ha, được cải tạo bằng phẳng, ngăn ra thành các thửa lớn, hệ thống giao thông, mương máng được xây dựng kiên cố nên thuận lợi cho việc canh tác. Các thửa ruộng phân tán của ông Vinh được dồn, đổi cho các hộ khác, lúc này bình quân mỗi thửa rộng hơn một ha, trong đó có phần ruộng của ông Vinh.

Ông Vinh vui mừng, sau khi DĐĐT, hình thành CĐML bằng phẳng, hạ tầng đồng ruộng như kênh mương, đường giao thông bờ vùng được xây dựng kiên cố rộng ba mét, đường bờ thửa rộng hai mét nên thuận lợi cho việc vận chuyển, không phải gánh phân bón, giống, lúa khi gặt như trước. Mặt khác, bà con có ruộng trong CĐML cấy cùng thời điểm, cùng giống lúa, cùng thu hoạch nên thuận lợi trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, năng suất tăng lên.

Đến xã Tân Đức, chúng tôi ấn tượng với những thửa ruộng vuông vắn, rộng lớn, mương máng kiên cố, đường nội đồng được đổ bê tông nên rất thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới trong các khâu vận chuyển, làm đất, thu hoạch lúa, khác hẳn với những thửa ruộng nhỏ, manh mún trước đây.

Xã Xuân Phương có 67ha trong tổng số 91ha ruộng được chỉnh trang, quy hoạch bờ vùng, bờ thửa vuông vắn, quy mô, hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng. Ông Dương Đình Thoa, Trưởng xóm Thắng Lợi, xã Xuân Phương tâm sự, khi thực hiện chủ trương DĐĐT, tất cả các hộ trong xóm đều đồng thuận nên công tác đo đạc, dồn đổi nhanh chóng được thực hiện trên tổng diện tích 10ha. Canh tác trên các ô, thửa lớn nên nông dân thống nhất lựa chọn cùng một giống lúa, cùng gieo trồng và thu hoạch đồng loạt giúp tiết kiệm công sức, vốn đầu tư.

Chủ tịch UBND huyện Phú Bình Hoàng Thanh Giao cho biết, được tỉnh giao thí điểm DĐĐT, huyện chọn ba xã Tân Đức, Xuân Phương và Úc Kỳ thực hiện với tổng số 226ha. Trước đây, mỗi thửa ruộng chỉ vài ba trăm m2, mỗi gia đình có hàng chục thửa nằm rải rác ở các cánh đồng khác nhau, khi DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng thì mỗi thửa rộng hơn một ha, thuộc quyền sử dụng của từ ba đến năm hộ và huyện cấp “Sổ đỏ” cho từng hộ. Ở xã Tân Đức, DĐĐT 60ha, nhưng chỉ có 49 thửa ruộng. Đường bê-tông bờ vùng được xây dựng rộng ba mét, bờ thửa rộng hai mét để thuận lợi cho vận chuyển và cơ giới hóa.

Cánh đồng mẫu lớn ở xã Xuân Phương, huyện Phú Bình tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch.

Tăng hiệu quả kinh tế

Nông dân các xã Tân Đức, Xuân Phương và Úc Kỳ phấn khởi khi canh tác trên những CĐML không còn manh mún như trước, hệ thống kênh, mương được tu bổ, sửa chữa, xây mới; đường nội đồng được đổ bê-tông mở rộng, ô-tô vào tận nơi.

Chị Phạm Thị Hồng Nhung cùng ở xóm Ngoài, xã Tân Đức vui mừng: “Vụ vừa qua, gia đình tôi và sáu gia đình khác cùng sử dụng một giống lúa, cấy lúa bằng máy cấy cầm tay, cùng áp dụng cùng kỹ thuật chăm sóc nên lúa chín cùng thời điểm, chúng tôi thuê máy gặt, chỉ trong hơn một ngày là xong. Năng suất lúa cao hơn hẳn mọi năm, đạt gần ba tạ/sào (360m2). Những vụ trước, dù cùng giống nhưng chỉ đạt khoảng 2,2 tạ/sào, gặt xong ô-tô vào tận nơi chở thóc về.

Ông Dương Đình Thoa, Trưởng xóm Thắng Lợi, xã Xuân Phương, cho biết thêm: Trước kia, mỗi hộ trong thôn có từ bay đến tám thửa ruộng nằm rải rác thì nay đã quy lại thành một đến hai thửa. So với trước, việc dùng máy móc khiến thời gian gieo cấy, cày bừa, gặt được rút ngắn; nếu thuê người gặt thì hết 200 nghìn đồng/sào, còn thuê máy gặt công suất lớn chỉ mất khoảng 120 - 130 nghìn đồng/sào.

DĐĐT tại ba xã, tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Bình đã đầu tư xây dựng tổng số 33km đường giao thông nội đồng, 50km kênh tưới nội đồng, chỉnh trang tạo bằng phẳng đồng ruộng gần 150ha. Nông dân đã thấy rõ những lợi ích khi DĐĐT, không chỉ về kinh tế mà đó còn là sự thay đổi về phương thức sản xuất, hình thành vùng sản xuất tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất.

Sau khi thực hiện DĐĐT, xã Tân Đức đã phối hợp Công ty Quế Lâm tổ chức sản xuất 50ha lúa hữu cơ. Công ty Quế Lâm đầu tư giống, phân bón, hướng dẫn quy trình kỹ thuật nên năng suất lúa đạt 60,5 tạ/ha (tăng 5,5tạ/ha), sau đó mua thóc của bà con, mang lại giá trị sản xuất đạt 139 triệu đồng/ha, tăng 41,7 triệu đồng/ha so với trước. Đồng thời, giảm chi phí đầu vì tiết kiệm 50% giống, giảm chi phí khâu làm đất và khâu thu hoạch từ 2,5 - 2,7 triệu đồng/ha.

Chủ tịch UBND huyện Phú Bình Hoàng Thanh Giao chia sẻ, nhờ cách làm bài bản, chắc chắn nên nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, việc DĐĐT, xây dựng CĐML mang lại thành công bước đầu ở ba xã. Kết quả này tạo tiền đề để nông dân thay đổi tư duy, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo giá trị gia tăng cao hơn. Khi DĐĐT thành công, một số doanh nghiệp đã quan tâm, muốn đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

DĐĐT thành công bước đầu ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đang chỉ đạo các cơ quan chức năng rút kinh nghiệm, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách để nhân rộng mô hình này.

Theo Thế Bình/nhandan.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Hôm nay27,557
  • Tháng hiện tại220,650
  • Tổng lượt truy cập92,598,314
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây