Học tập đạo đức HCM

Lâm Đồng: Người K’ Ho nuôi gà đen, đạt thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

Thứ sáu - 22/03/2013 10:49
Sau gần 2 năm đưa 2.000 con gà đen giống từ Tiền Giang về nuôi thử nghiệm trên miền đất lạnh dưới chân núi Langbiang huyền thoại, anh Păng Tin Phúc, dân tộc K' Ho, ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã thành công trong khâu ấp nở và nuôi gà đen thương phẩm, mang lại nguồn lãi ròng từ 100 triệu - 130 triệu đồng/năm.

Sau gần 2 năm đưa 2.000 con gà đen giống từ Tiền Giang về nuôi thử nghiệm trên miền đất lạnh dưới chân núi Langbiang huyền thoại, anh Păng Tin Phúc, dân tộc K' Ho, ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã thành công trong khâu ấp nở và nuôi gà đen thương phẩm, mang lại nguồn lãi ròng từ 100 triệu - 130 triệu đồng/năm. 
 

Anh Păng Tin Phúc chăm sóc đàn gà đen.

Đường từ thị trấn Lạc Dương đến trại nuôi gà đen của anh Păng Tin Phúc quanh co. Trại nuôi gà nằm cách xa khu dân cư, nhưng trong làng ai cũng biết đến anh “Phúc gà đen”. Giống gà này còn được gọi là gà H’Mông có nguồn gốc ở vùng núi cao các tỉnh Tây Bắc, được Viện Chăn nuôi thuần hóa và cung cấp giống cho người chăn nuôi. Theo anh Păng Tin Phúc, so với gà ta, giống gà đen này dễ nuôi hơn nhiều, sức đề kháng cao nên mức độ rủi ro trong chăn nuôi rất thấp, trong khi thành phần thức ăn cho gà chủ yếu tận dụng nguồn rau do gia đình trồng và có sẵn trên địa bàn. 

Năm 2010, nhận thấy nuôi gà đen có triển vọng, anh Phúc đã đầu tư con giống, chuồng trại. Lúc đầu do chưa hiểu kỹ thuật, lại ít vốn, nên anh nuôi thử 1.000 con. Sau thời gian học hỏi kỹ thuật anh đã phát triển thêm 2.000 con giống. Anh Păng Tin Phúc cho biết: Gà H’Mông dễ nuôi, khỏe mạnh hơn gà mình ở đây nhiều. Lúc đầu mua gà con về, nhiệt độ lúc nào cũng phải giữ từ 28 độ trở lên, sưởi ấm bằng bóng điện trong khoảng 1 tháng, sau đó mới hạ xuống đất. Thức ăn chủ yếu là rau, mà nguồn rau ở đây thì nhiều. Chuồng trại cũng đơn giản, chỉ cần vây nhốt nhưng rộng rãi, vệ sinh sạch sẽ là được. Đặc điểm của giống gà đen là lông màu đen hoặc pha chút xám, quanh cổ viền trắng, thịt, xương, chân đều đen, trọng lượng lúc 3 tháng tuổi đạt từ 1 đến 1,2 kg­/con. Gà đẻ trung bình từ 70 - 80 trứng/con/năm. Gà đen là vật nuôi có sức đề kháng tốt trước các bệnh truyền nhiễm. 

Theo tính toán của anh Păng Tin Phúc, cứ 1.000 con gà đen vừa ấp nở nuôi trong khoảng thời gian từ 5,5 tháng đến 6,5 tháng đã đạt trọng lượng từ 1 kg đến 1,2 kg/con. Giá thành gà đen cao gần gấp đôi so với giá gà công nghiệp thương phẩm, nên trừ công cán, chi phí đầu tư thì người chăn nuôi gà sẽ thu lãi ròng 100 - 130 triệu đồng. Ngoài việc cung cấp sản phẩm gà thịt cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn, anh Păng Tin Phúc còn thực hiện ấp nở gà con để phát triển đàn, duy trì khoảng 18.000 con, đồng thời cung ứng hàng chục ngàn con giống cho người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Về thị trường đầu ra, anh Păng Tin Phúc cho biết, loại gà này có da dày, giòn, thịt săn chắc, được thị trường ưa chuộng, nên không phải lo về đầu ra sản phẩm, nhiều lúc “cháy hàng”, nhiều nhà hàng còn tìm đến tận nơi đặt mua. Nhiều nông dân trong tỉnh thấy nuôi gà đen có hiệu quả, nên cũng tìm đến học hỏi, mua con giống về nuôi. 

Mô hình nuôi gà đen của anh Păng Tin Phúc mang lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện của người dân Lạc Dương, nhất là các hộ dân tộc thiểu số nghèo, giúp bà con vươn lên cải thiện cuộc sống. Hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng bắt đầu xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gà đen theo hướng công nghiệp, mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Bài và ảnh: Đặng Tuấn
Theo baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm293
  • Hôm nay43,411
  • Tháng hiện tại1,258,664
  • Tổng lượt truy cập88,613,734
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây