Anh Chung bộc bạch: “Năm 2005, từ mảnh vườn trồng cây ngắn ngày kém hiệu quả, tôi đầu tư vốn để đào ao nuôi các loại cá nước ngọt như cá trê, cá mè, cá rô phi… Ban đầu mới bắt tay làm mô hình gặp toàn gặp thất bại. Không nản chí, tôi tiếp tục đi học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, trên sách báo, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, cải tạo lại hồ nuôi cá, lần này tôi đầu tư nuôi cá trê và ít cá lóc. Từ đợt nuôi này, cá bắt đầu cho năng suất cao, hiệu quả”.
Đến nay, gia đình anh Chung đã có 9 hồ nuôi cá trê, cá lóc
Theo anh Chung, cá trê rất dễ nuôi tuy nhiên nếu không biết cách thả cá theo kích cỡ thì khó tránh được tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” vì loại cá trê rất háu ăn. Lúc đói con lớn có thể rượt đuổi và cắn con nhỏ dẫn đến hao hụt cá.
Liên tiếp nhiều vụ nuôi, vụ nào cũng trúng nên vợ chồng anh Chung mạnh tay đầu tư mở rộng quy mô. Sau 13 năm phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, hiện gia đình anh Chung có tất cả 9 hồ nuôi với tổng diện tích khoảng 1,5 ha. Trong đó, 2 hồ chuyên để nuôi ươm cá giống, 2 hồ cá lóc, còn lại để nuôi cá trê.
Hiện nay, mỗi vụ nuôi anh Chung thả khoảng 20.000 con cá trê giống và 5.000 cá lóc giống. Tỷ lệ cá sống trên 70%. Sau 3 tháng nuôi thu hoạch được 1 lứa cá trê với sản lượng hơn 3 tấn. Còn cá lóc nuôi 7 tháng/lứa, xuất bán quanh năm, ước sản lượng khoảng hơn 10 tấn/năm. Cá nuôi được thương lái tìm đến tận nhà mua nên giá cả và đầu ra ổn định. Cá lóc có giá 70.000 đồng/kg, cá trê 50.000 đồng/kg. Bình quân mỗi năm, gia đình anh thu nhập hơn 300 triệu đồng”..
Anh Chung với đàn heo rừng của gia đình.
Anh Chung chia sẻ thêm, để nuôi cá thành công, việc đảm bảo môi trường nước trong hồ không bị ô nhiễm là rất quan trọng. Vì vậy, anh đã đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước đến tận các hồ. Trong đó, hồ nuôi cá lóc mỗi ngày thay nước 2 lần. Đặc biệt, nguồn nước thải từ các hồ nuôi cá lóc sẽ được đưa qua hồ nuôi cá trê, cách làm này giúp tận dụng hết nguồn thức ăn còn thừa. Nhờ vậy, khi cho cá ăn, có thể tăng lượng thức ăn nhiều hơn, giúp cá mau lớn
Ngoài nuôi cá trê, anh Chung còn đầu tư nuôi heo rừng, mỗi năm cũng cho lãi trên 50 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hội Nông dân phường Nhơn Thành cho biết: “Từ một hộ khó khăn ở địa phương, anh Lương Văn Chung đã biết chuyển đổi cách làm ăn, vươn lên làm giàu từ nghề nuôi cá nước ngọt. Đây là mô hình điểm để nhiều hộ dân ở địa phương học tập làm theo”.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;