Học tập đạo đức HCM

Làm giàu ở nông thôn: Nuôi đàn bò cóc, mỗi tháng có 10 triệu đồng

Thứ năm - 13/09/2018 23:04
Bà Phan Thị Khánh sinh sống ở bản Yên Hưng (xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) nuôi đàn bò cóc (giống bò địa phương) hàng chục con, sau khi trừ chi phí chăm sóc mỗi năm bà đúi khoảng 120 triệu đồng, bình quân mỗi tháng có 10 triệu đồng-một khoản thu nhập không hề nhỏ ở vùng cao miền núi.

Thời gian qua, nhiều hộ dân sinh sống trên địa bàn xã Tô Múa, huyện Vân Hồ đang tích cực chuyển đổi diện tích hoa màu kém hiểu quả, sang trồng cây ăn quả có múi và nuôi đàn đại gia súc, trong đó có bò sinh sản, bò thịt có hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình bà Khánh là một trong tấm gương điển hình, trong phát triển mô hình nuôi bò cóc theo kiểu nhốt chuồng. Nhờ vậy, mà đời sống kinh tế của gia đình bà đã nâng cao rõ rệt, không phải lo cảnh đói nghèo như trước kia nữa.

 lam giau o nong thon: nuoi dan bo coc, moi thang co 10 trieu dong hinh anh 1

 Nhờ nuôi giống bò cóc địa phương theo kiểu nhốt chuồng, gia đình bà Khánh đã sở hữu khối tài sản lớn.

Chia sẻ với Dân Việt, bà Khánh cho biết:  “Tôi nhận thấy ở địa phương có nhiều cỏ mọc xum xuê và rơm rạ của người dân tộc Thái thu hoạch sau mỗi vụ lúa thừa thải, vứt bỏ trên ruộng hoang phí. Tôi nghĩ, nếu chuyển sang nuôi bò nhốt chuồng có thể đem lại thu nhập lớn. Và tôi quyết định vay tiền anh em họ hàng làm vốn, sang mấy bản người Thái lân cận mua 10 con bò giống về nuôi.  Hơn 1 năm sau,10 con bò cái đã cho sinh sản 10 con bê khỏe mạnh.

“Khi chuyển sang nuôi bò cóc nhốt chuồng, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi bò nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong chăm sóc. Sợ nhất là đàn bò bị dịch bệnh và mất số tiền lớn mua bò giống. Tôi bèn đi học hỏi kinh nghiệm và cách chăm sóc, tiêm phòng bệnh với người quen làm thú y xã. Tôi cho đàn bò ăn 3 bữa và dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để tránh bốc mùi hôi thối và nguy cơ xảy ra dịch bệch. Vì vậy mà đàn bò của gia đình tôi phát triển rất tốt và ít dịch bệnh” - bà Khánh cho hay.

 lam giau o nong thon: nuoi dan bo coc, moi thang co 10 trieu dong hinh anh 2

Bà Khánh trồng thêm cỏ voi, ngô trên nương rẫy để đảm bảo đầy đủ nguồn thức ăn cho đàn bò của gia đình.

Để có đầy đủ lượng thức ăn cho đàn bò, bà Khánh đã trồng thêm cỏ voi và ngô trên 4.000m2 đất nương rẫy, làm thức ăn cho đàn bò. Ngoài ra, bà còn mua thêm rơm rạ của nhiều  gia đình trong bản sau mỗi vụ thu hoạch lúa, tích vào kho dự trữ cho đàn bò ăn dần vào mùa đông.

 lam giau o nong thon: nuoi dan bo coc, moi thang co 10 trieu dong hinh anh 3

 Nét mặt mừng rỡ của bà Khánh, khi thấy đàn bò phát triển khỏe mạnh.

Bà Khánh cho biết thêm: Khi bò trưởng thành, tôi thường bán dần cho các lái buôn và những người dân trong xã có nhu cầu mua tổ chức đám cưới, sự kiện... chứ không nuôi dàn trãi với số lượng lớn trong chuồng. Tôi làm như vậy, để làm sao đảm bảo đầy đủ thời gian chăm sóc và nguồn thức ăn vỗ béo cho đàn bò và tính đến hiệu quả kinh tế.

Hiện, trong trang trại bà Khánh nuôi 25 con bò cóc giống địa phương. Được nuôi theo kiểu nhốt chuồng, nên đàn bò của gia đình bà Khánh phát triển rất khỏe mạnh và béo. Trung bình 1 con bò trưởng thành, bà  bán ra thị trường với giá hơn 10 triệu đồng/con.

 lam giau o nong thon: nuoi dan bo coc, moi thang co 10 trieu dong hinh anh 4

 Đàn bò của bà Khánh luôn được vỗ béo và phát triển tốt.

Bà Khánh cho biết: Tôi nuôi bò không sợ thua lỗ, vì giá cả thịt thương phẩm trên thị trường hiện nay ở mức cao và ổn định, không hay tụt giá như các vật nuôi khác. Tôi tận dụng và gom phân bò bán cho các nhà vườn trồng cây ăn quả ở huyện Mộc Châu (Sơn La).  Bình quân mỗi năm, tôi thu nhập từ việc bán phân gần 25 triệu đồng.

"Tính tổng thu nhập 1 năm, tôi có lãi gần 120 triệu đồng từ việc nuôi bò và bán phân chuồng. Thời gian tới, tôi dự định trồng thêm xoài Đài Loan và nhãn Hưng Yên trên đất nương, để nâng cao hiểu quả kinh tế hơn nữa cho gia đình...", bà Phan Thị Khánh.
Theo Hoàng Hà/danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập467
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại791,605
  • Tổng lượt truy cập93,169,269
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây