Học tập đạo đức HCM

Làm giàu ở nông thôn: Thu tiền tỷ từ nuôi vỗ béo bò Campuchia

Thứ tư - 13/12/2017 17:55
Nguyễn Văn Tấn, xóm Khe Sài 1, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã đầu tư xây dựng hệ thống trang trại đạt tiêu chuẩn và làm thủ tục nhập 60 con bò, từ 18-24 tháng tuổi từ Campuchia về nuôi vỗ béo trong thời gian từ 3-3,5 tháng rồi xuất bán. Với cách nuôi này, mỗi năm anh bán được 3 - 4 đợt bò theo hình thức gối đầu và mỗi năm thu hơn 1 tỷ đồng.

Nuôi giống bò nhập từ Campuchia đang cho thấy hiệu quả vì khả năng thích ứng tốt với môi trường và hiệu quả cao ở miền Tây Nghệ An.

 lam giau o nong thon: thu tien ty tu nuoi vo beo bo campuchia hinh anh 1

Với hình thức nuôi gối nhau 3-4 đợt/năm, lãi khoảng 6 triệu/con, bình quân một năm anh Nguyễn Văn Tấn ở xóm Khe Sài 1, xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn) thu hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: Minh Thái

Nuôi bò vỗ béo đang phát triển mạnh ở các địa phương huyện Nghĩa Đàn, do bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp nên được nông dân chọn nuôi. Đặc biệt một số hộ nông dân đã nhập giống bò có nguồn gốc Campuchia để nuôi vỗ béo. Giống bò này cho thấy thích ứng tốt với môi trường, điều kiện chăn nuôi của địa phương; cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm.

Trang trại chăn nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Nguyễn Văn Tấn ở xóm Khe Sài 1 được xã Nghĩa Lộc chỉ đạo điểm trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Mô hình này khi mới triển khai cũng gặp nhiều khó khăn, không được nhân dân ủng hộ, vì phần lớn người dân nơi đây chỉ nuôi bò truyền thống nên hiệu quả kinh tế không cao.

Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, cuối năm 2016, gia đình anh Nguyễn Văn Tấn đã đầu tư xây dựng hệ thống trang trại đạt tiêu chuẩn và làm thủ tục nhập 60 con bò, từ 18-24 tháng tuổi từ Campuchia về nuôi vỗ béo làm hàng hóa, trong thời gian từ 3-3,5 tháng xuất bán. Với cách nuôi này, mỗi năm anh bán được 3 - 4 đợt bò theo hình thức gối đầu.

Anh anh Nguyễn Văn Tấn chia sẻ: "Để nuôi bò vỗ béo đạt kết quả, khi chọn bò giống phải chọn những con có bộ khung to, lưng rộng, không chọn con quá già. Trong quá trình nuôi vỗ béo cần phải chăm sóc như: tắm cho bò 1-2 lần/tuần, cho bò ăn, uống đầy đủ. Ngoài thức ăn là cỏ xanh, cần phải bổ sung thêm các loại thức ăn tinh như cám gạo, cám ngô, mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần thì bò mới mau phát triển.

Theo anh Nguyên Văn Tấn, với cách nuôi bò như vậy, mỗi ngày chi phí đầu tư cho một con bò ăn khoảng 40.000 - 50.000 đồng. Với 60 con, sau 3 tháng nuôi, trừ các chi phí, mỗi con thu lãi 6 triệu đồng, nhờ chăm sóc đúng quy trình mỗi năm anh thu hơn 1 tỷ đồng. Hiện nay anh cũng tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động tại địa phương.

 lam giau o nong thon: thu tien ty tu nuoi vo beo bo campuchia hinh anh 2

Anh Nguyễn Văn Tấn chế biến cỏ sữa, cỏ voi làm thức ăn chính cho bò Campuchia. Ảnh: Minh Thái

Trong điều kiện khu vực chăn thả ngày càng hạn hẹp, và tình hình khủng hoảng giá lợn hiện nay thì việc thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo như gia đình anh Nguyễn Văn Tấn là hướng đi phù hợp trong chăn nuôi. Với ưu điểm rút ngắn được 7-8 tháng nuôi so với bò sinh sản truyền thống và không mất công chăn thả nên sau khi triển khai, bước đầu đã đạt được những kết quả lớn được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo.

Ông Lê Văn Thành – Phó bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lộc cho biết: “Thực hiện chủ trương chuyển đổi trong phát triển kinh tế, thời gian qua, Đảng ủy đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, từ đó đã có nhiều mô chăn nuôi trong phát triển kinh tế cho thu nhập cao như mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Tấn. Từ mô hình điểm này, thời gian qua, đã có nhiều hộ đến học tập và nhân rộng trên địa bàn”.

Xác định chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế là mũi nhọn của địa phương, thời gian tới, xã Nghĩa Lộc tiếp tục, tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng mô hình nuôi bò vỗ béo, nhất là giống bò nhập từ Campuchia, qua đó tạo điều kiện cho người dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.

Theo Minh Thái (Báo Nghệ An)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại238,242
  • Tổng lượt truy cập92,615,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây