Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ lươn giống

Thứ sáu - 31/03/2017 23:55
Mặc dù tốt nghiệp đại học loại giỏi, được nhiều doanh nghiệp mời về làm việc nhưng anh Nguyễn Thành Tân (26 tuổi) vẫn quyết định bỏ về nhà... nuôi lươn, hiện có thu nhập mỗi năm hơn nửa tỉ đồng.
Vào đại học để… nuôi lươn
Xuất thân từ một gia đình nông dân ở KV Bình Dương, P.Long Hòa (Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ), tuổi thơ của anh Tân là những tháng ngày gắn với ruộng đồng. Vốn tính cần cù chịu khó, từ khi học phổ thông, anh đã tìm bắt lươn đồng về nuôi. “Khoảng năm 2010, tôi gom góp tiền mua hơn 70 kg lươn giống về nuôi. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, quá trình vận chuyển lươn bị hao hụt nhiều nên khi nuôi được 2 tuần thì lươn bị bệnh, chết dần, thất bại hoàn toàn”, anh Tân tâm sự.
Thất bại lần đó đã thôi thúc anh Tân thi vào ngành nuôi trồng thủy sản để thực hiện ước mơ chinh phục vật nuôi mà mình yêu thích. “Chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lươn, rất dễ bán, cho thu nhập cao nên khi thi vào đại học tôi quyết định chọn ngành nuôi trồng thủy sản để sau này có kiến thức phục vụ nghề”, anh Tân kể.
Để biến ước mơ thành sự thật, ngoài học trên lớp, anh Tân tìm hiểu thêm các mô hình, kỹ thuật nuôi lươn ở nơi khác để bổ sung, hoàn thiện quy trình nuôi lươn của bản thân. Tuy vừa học, vừa làm nhưng những lứa lươn kế tiếp anh nuôi khá thành công. “Lâu nay người dân mua lươn từ tự nhiên về nuôi nên nguồn giống không bảo đảm, hao hụt rất nhiều có khi mất trắng. Từ đó, trong quá trình học, được sự giúp đỡ của thầy cô, tôi đã chú ý nghiên cứu về con lươn, đặc biệt là cho sinh sản. Nếu lươn đẻ thành công sẽ chủ động được nguồn giống, bảo đảm cho nghề nuôi phát triển bền vững”, anh Tân nói.
Năm 2012 là cột mốc đánh dấu sự thành công của người thanh niên đam mê chăn nuôi này khi anh nhân giống lươn thành công, mở ra triển vọng cho nghề nuôi tại địa phương. “Tuy đã có nhiều kinh nghiệm nuôi lươn nhưng cho chúng sinh sản là cả quá trình. Trước hết lươn là loài lưỡng tính có giai đoạn vừa đực vừa cái nên phải chú ý nhận biết, chăm sóc đúng hướng để chúng sinh sản đạt hiệu quả cao”, anh Tân nói.
Năm 2014, anh Tân ra trường với tấm bằng loại giỏi, được nhiều đơn vị, doanh nghiệp mời về làm nhưng anh đều lắc đầu từ chối để theo đuổi nghề nuôi lươn. Với kinh nghiệm cùng vốn kiến thức tích lũy được, anh Tân quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng để mở rộng diện tích nhân giống và nuôi lươn thương phẩm. “Trong quá trình nuôi, tôi tuyển chọn kỹ để có đàn lươn bố mẹ khỏe mạnh nhằm đảm bảo sinh sản lươn con chất lượng tốt để khi cung cấp, bà con có thể yên tâm mang về nuôi”, anh Tân nói.
Hiện nay, sau hơn 3 năm mở rộng, anh Tân đã có trại lươn rộng hơn 300 m2, chia thành 20 bồn, gồm lươn sinh sản trên 2.000 con và lươn thịt từ 4.000 - 5.000 con. Anh cho biết: “Trung bình một năm tôi xuất bán khoảng 80.000 con lươn giống với giá mỗi con 3.500 đồng. Riêng lươn thịt, mỗi tháng xuất bán từ 100 - 150 kg, với giá 160.000 đồng/kg. Với mô hình nuôi lươn sinh sản và lươn thịt, tôi đạt có thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng”.
Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc lươn thịt, anh Tân cho biết để lươn phát triển đều, ít bị hao hụt, lươn giống thả nuôi phải chọn đồng cỡ, khỏe mạnh; sau mỗi lần cho ăn, cần vớt bỏ thức ăn thừa để tránh ô nhiễm môi trường nước. Ngoài việc cung cấp thức ăn đầy đủ, cần bổ sung men tiêu hóa và vitamin để lươn tăng sức đề kháng, chống bệnh tật và chịu được sự thay đổi thời tiết đột ngột. Riêng đối với nuôi lươn sinh sản, bồn được thiết kế bằng những dòng đất xung quanh bồn và chừa khoảng trống ở giữa để lươn sinh hoạt, đồng thời phải trồng cỏ xung quanh bồn để tạo bóng mát và môi trường hoang dã cho lươn thích nghi.
Hiện tại, ngoài việc nuôi lươn sinh sản và lươn thịt, anh Tân đang nhân giống cá kiểng và cá thát lát cườm để cung cấp ra thị trường. “Tôi sẵn sàng hỗ trợ con giống và kỹ thuật nuôi lươn cho những bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống”, anh Tân tâm sự.

Nguyên Đạt/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập581
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm579
  • Hôm nay31,339
  • Tháng hiện tại1,031,794
  • Tổng lượt truy cập92,205,523
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây