Học tập đạo đức HCM

Nuôi bồ câu làm giàu

Chủ nhật - 02/04/2017 06:19
Mô hình nuôi bồ câu của ông Mai Nhựt Tồn (50 tuổi, ngụ ấp Tân Long, xã Tân Lợi, H.Tịnh Biên, An Giang) đang được người dân quanh vùng học tập vì vốn đầu tư ít nhưng hiệu quả cao.
Ông Tồn cho biết cách đây hơn 10 năm, ông gom hết vốn liếng mua 5 ha đất rừng dưới chân núi Cấm với quyết tâm lập nghiệp bằng chăn nuôi và trồng trọt. Thời điểm đó, người dân sống ở đây gặp rất nhiều khó khăn do đường sá đi lại trắc trở, điện, nước thiếu thốn. Ông phải tìm nhiều cách khắc phục như khoan giếng, đào ao trữ nước, kéo điện về vườn nhà và mua một số máy móc để trồng cây ăn trái.
Nhờ kiên trì, chịu khó và chọn giống cây trồng phù hợp, hiện mỗi năm ông Tồn thu hàng trăm triệu đồng từ vườn cây ăn trái gồm: xoài, quýt, mít, mãng cầu… Bên cạnh đó, ông còn đầu tư 1 ha làm chuồng nuôi heo rừng, bò, dê, gà..., nhưng nhiều nhất là bồ câu. 
“Tôi chọn bồ câu làm vật nuôi chủ lực vì nó là một trong những loài có giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu tiêu thụ mạnh, cho nguồn thu nhập ổn định”, ông Tồn cho biết.
Tính đến nay, đàn bồ câu của ông Tồn có hơn 2.000 con, gồm nhiều giống như: bồ câu Pháp, Nhật, Hà Lan, bồ câu gà, bồ câu nội địa... Theo ông Tồn, bồ câu tuy dễ nuôi, vốn đầu tư ít, không cần mặt bằng quá rộng nhưng muốn đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao phải nắm vững kỹ thuật nuôi. Trước tiên là chọn giống, kế đến là khâu thiết kế chuồng trại, máng ăn uống, ổ lót cho bồ câu đẻ và ấp trứng, nguồn thức ăn... Đặc biệt, chuồng trại phải thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, đủ ánh sáng. Thức ăn chính của bồ câu là lúa, gạo và thực phẩm bổ sung như đậu, bắp hoặc thức ăn viên.
Để bồ câu phát triển tốt, ông nuôi theo hình thức bán hoang dã, vừa thả vừa nhốt trong chuồng. Ông dùng lưới che thành khuôn viên lớn để bồ câu tự do bay nhảy và tiếp xúc với môi trường tự nhiên, nhờ đó bồ câu mau lớn và ít bị nhiễm bệnh. 
Bồ câu nuôi 6 tháng bắt đầu đẻ trứng và tự ấp nở con. Mỗi năm bồ câu mái đẻ 7 - 8 lứa. Với gần 500 con bồ câu mái, bình quân mỗi tháng ông thu từ 200 - 300 cặp bồ câu ra ràng, bán với giá 80.000 - 100.000 đồng/cặp; còn bồ câu thương phẩm có giá từ 60.000 - 80.000 đồng/con. Tính ra mỗi tháng ông thu nhập trên 30 triệu đồng từ tiền bán bồ câu.

Thiên Lộc/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập372
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại91,376
  • Tổng lượt truy cập88,769,710
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây