Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ nghề trồng nấm

Chủ nhật - 03/12/2017 22:25
Sau nhiều năm bôn ba nơi đất khách, quê người, anh Vũ Tuấn Hiệp, xóm 12, xã Hồng Thuận (Giao Thủy) đã quyết định trở về quê để phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu với mong muốn mang lại một nghề mới cho bà con nông dân quê mình. Bởi trồng nấm vừa tạo việc cho bà con vừa tận dụng được lượng rơm rạ, mùn cưa tại địa phương, góp phần bảo vệ môi trường.

Chúng tôi đến thăm cơ sở trồng nấm của gia đình anh Hiệp khi các công nhân của cơ sở đang tranh thủ đóng bịch, vào khuôn để kịp vụ sản xuất mới. Trao đổi với chúng tôi, anh Hiệp cho biết, quê anh là xã thuần nông, thời gian nông nhàn, nhiều người lại khăn gói lên các thành phố lớn làm thuê. Năm 1997, anh cũng theo bạn bè vào miền Nam làm ở một cơ sở chuyên sản xuất nấm ở Thị xã Long Khánh (Đồng Nai). 

Cơ sở trồng nấm ăn, nấm dược liệu của gia đình anh Vũ Tuấn Hiệp, xóm 12, xã Hồng Thuận (Giao Thủy) cho thu nhập ổn định.
Cơ sở trồng nấm ăn, nấm dược liệu của gia đình anh Vũ Tuấn Hiệp, xóm 12, xã Hồng Thuận (Giao Thủy) cho thu nhập ổn định.

Sau thời gian làm việc, anh đã tích lũy được một số kinh nghiệm về quy trình và kỹ thuật trồng nấm, mộc nhĩ, cộng với quá trình tự nghiên cứu các tài liệu và tìm hiểu qua sách báo, các phương tiện truyền thông, năm 2005, anh đã quyết định về quê lập nghiệp và mở xưởng trồng nấm tại nhà. Anh đã thuyết phục mọi người trong gia đình chuyển diện tích vườn tạp thành những lán trồng nấm, mộc nhĩ. Thời điểm những năm 2005-2010, tại Giao Thủy, nhiều mô hình sản xuất nấm cũng ra đời nhưng chỉ hoạt động được một thời gian rồi “chìm hẳn” do không tìm được thị trường tiêu thụ. Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, với bản tính cần cù, chịu khó, anh áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào cơ sở sản xuất nấm của mình; trong đó tập trung vào sản xuất nấm mộc nhĩ, nấm sò và nấm Linh chi. Để tiêu thụ sản phẩm, anh liên kết với các Cty, doanh nghiệp nhằm bao tiêu sản phẩm, tạo thị trường ổn định. Đến năm 2010, anh đã mở rộng diện tích trồng nấm và đầu tư thêm trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất như xây phòng lạnh bảo quản giống và nấm tươi; đầu tư lắp đặt lò hơi để sấy nấm sò, nấm mộc nhĩ; xây dựng hệ thống hầm hấp để nấm có thể phát triển một cách tốt nhất. Quá trình sản xuất, anh nhận thấy phải đẩy mạnh việc đưa khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vì thực tế cho thấy, sản xuất nấm theo phương pháp thủ công truyền thống cho năng suất thấp, chất lượng nấm không đồng đều. Chính vì sản xuất được nấm sạch đảm bảo chất lượng và không ngừng nỗ lực tìm thị trường, các sản phẩm nấm của gia đình anh đã được bán tại nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Kạn…, doanh thu mỗi năm đạt 700-900 triệu đồng. Hiện anh đã đầu tư mở rộng diện tích sản xuất từ 2.500m2 lên 5.000m2, giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên với mức lương 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. 

Nói về hướng phát triển tương lai, anh Hiệp chia sẻ, để giúp những nông dân trong xã yên tâm về mô hình trồng nấm, anh tiếp tục áp dụng khoa học, kỹ thuật đảm bảo sản xuất nấm đạt tiêu chuẩn an toàn, sạch và tích cực tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường. Bình quân mỗi năm, cơ sở sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu của gia đình anh sản xuất từ 8 vạn bịch nấm mộc nhĩ, 3 vạn bịch nấm sò/vụ và 2 vạn bịch nấm Linh chi. Bên cạnh đó, cơ sở còn giúp nhiều hội viên nông dân mở cơ sở sản xuất trồng nấm và mộc nhĩ; tổ chức hướng dẫn bà con có thể tận dụng các khoảng trống ở ruộng vườn để trồng nhằm tăng thêm thu nhập. Theo anh Hiệp, việc trồng nấm giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động, giúp nhiều gia đình nông dân vươn lên làm giàu. So với cấy lúa và chăn nuôi thì trồng nấm, mộc nhĩ không cần nhiều vốn, hiệu quả kinh tế cao lại tận dụng được nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Mặt khác, việc trồng nấm cũng tận thu được tối đa nguồn rơm rạ của người dân địa phương sau thu hoạch lúa, góp phần bảo vệ môi trường, tránh được tình trạng đốt rơm rạ sau khi thu hoạch, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa ảnh hưởng sức khỏe người dân. Mô hình trồng nấm của gia đình anh Hiệp không những đem lại hiệu quả về kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập mà còn góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng ổn định, bền vững./.

Bài và ảnh: Hoàng Tuấn/baonamdinh.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay27,428
  • Tháng hiện tại220,521
  • Tổng lượt truy cập92,598,185
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây