Học tập đạo đức HCM

Lên núi thả cá, nuôi lợn, lão nông 71 tuổi thu 20 tỷ đồng/năm

Thứ bảy - 28/10/2017 02:18
Lão nông Lý Văn Thiệp ở xã Văn Yên, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) xây dựng trang trại ở sâu trong núi, doanh thu lên tới 20 tỷ đồng mỗi năm.

Lên núi lập nghiệp

Ông Lý Văn thiệp từng là lính Cụ Hồ, đã từng vào sinh ra tử ở nhiều chiến trường khốc liệt. Sau hơn 10 năm tham gia chiến đấu, đến năm 1977, ông Thiệp về phục viên với mức thương tật 18% nhưng vẫn tích cực tham gia công tác xã hội và các hoạt động tại địa phương. Ông được bầu làm Chủ nhiệm hợp tác xã (với hơn 4.000 xã viên) và tham gia Ban chấp hành Cựu chiến binh xã Văn Yên. Ông còn dành thời gian 5 năm tham gia công tác an ninh xóm và làm Trưởng xóm Bậu suốt 3 khóa, rồi mới chuyển về cùng gia đình làm kinh tế. 

Ông Thiệp đã giúp được 8 hộ thoát nghèo và có thu nhập từ 50 triệu đến 300 triệu đồng mỗi năm bằng cách giúp các hộ làm chuồng trại, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, giúp cung cấp con giống, thức ăn gia súc và bao tiêu sản phẩm.

Năm 2003, ông Thiệp đã mạnh dạn theo học lớp tập huấn chăn nuôi cho các hộ dân làm kinh tế nông nghiệp của huyện Đại Từ và đầu tư đàn lợn nái 10 con để cho sinh sản. Ông bán 3 sào ruộng để mua lợn giống, mua thức ăn gia súc và làm chuồng trại. Mỗi năm, dư được chút tiền ông Thiệp lại đầu tư thêm nhiều loại con giống mới, mở rộng diện tích chăn nuôi, nâng cấp chuồng trại và trồng thêm các loại cây nông sản, lâm sản, cây ăn quả, đào ao thả cá và phát triển kinh tế rừng. 

Sau 14 năm kể từ ngày khởi nghiệp, hiện ông đã có trang trại 21ha vừa trồng cây, nuôi cá, lợn gà. Mỗi năm, gia đình ông cung cấp cho thị trường tới 24.000 con gà, thu hoạch 15 tấn cá, nuôi 250 con lợn nái, 1.000 con lợn giống và khoảng 3.000 con lợn thịt. Tận dụng diện tích vườn và rừng rộng lớn, ông Thiệp đã nuôi thêm đàn dê 100 con, cùng với lợn rừng, bò để lấy thịt và nguồn phân bón cho cây trồng. 

Với mức thu hoạch từ nhiều nguồn kinh tế, mỗi năm tổng doanh thu của gia đình ông Lý Văn Thiệp lên tới 20 tỷ đồng. Trừ hết các khoản chi phí như thuê nhân công, tiền thức ăn, tiền đầu tư chuồng trại… gia đình ông Thiệp cũng thu được lợi nhuận khoảng 4-5 tỷ đồng.

Biến trang trại thành khu sinh thái

Không chỉ chuyên tâm phát triển mở rộng quy mô trồng cây và nuôi con đặc sản, ông Thiệp đang triển khai xâu dựng khu sinh thái ngay trong trang trại của mình. Hiện nay ông Thiệp đang cho công nhân làm đường, san lấp cải tạo mặt hồ và tạo cảnh quan cho khu sinh thái của mình.

Có mặt ở khu trang trại nhà ông, chúng tôi mới thấy đây là nơi lý tưởng để xây dựng khu sinh thái. Cảnh sắc trang trại nhà ông quá đẹp, trang trại nằm ngay cạnh khu rừng, có hồ nước rộng hơn 1ha, bên cạnh đó còn có dòng thác bạc chảy từ lưng núi Tam Đảo xuống, cảnh đẹp nơi đây rất thơ mộng, hữu tình khiến cho lòng  người nhẹ nhõm an nhiên.

Ở gần trang trại của ông có một ngôi chùa, du khách thập phương đến vãn chùa rất đông. Ông Thiệp dự định biến 1ha mặt nước thành làm hồ câu và bể tắm nước sạch phục vụ nhu cầu du khách cùng người dân địa phương.

Bên cạnh ý tưởng làm khu sinh thái, ông Thiệp đang dần chuyển hướng từ nuôi lợn công nghiệp sang nuôi lợn đặc sản, gà đặc sản, hiện nay ông đang mở rộng quy mô chuồng trại. Từ nuôi 250 nái năm 2016, sang năm 2017 gia đình ông phát triển lên thành 400 nái, mở rộng thêm 1 chuồng cho lợn chửa, 1 chuồng cho lợn đẻ, và 1 chuồng nuôi lợn thịt, nâng tổng số chuồng lên 7 hãy chuồng.

Ông Thiệp tâm sự: “Tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi, theo dõi diễn biến tình hình thực tế để có tính toán phù hợp, tuy nhiên định hướng sắp tới nhà tôi sẽ chuyển dần sang nuôi lợn đặc sản như lợn rừng, gà cũng sẽ nuôi gà ri đặc sản, nuôi dê núi để cung cấp cho thị trường”.

Không chỉ mở rộng diện tích chăn nuôi, ông Thiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển mở rộng thêm diện tích trồng cây ăn quả lên 10ha gồm các loại cây nhãn Hưng Yên, bưởi Diễn. Đối với cây rừng cho gỗ, ông chuyển từ trồng keo sang trồng xoan lai để cho giá trị cao hơn.

Tác giả bài viết: Diệu Thùy

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập405
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm402
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,200,779
  • Tổng lượt truy cập88,555,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây