Học tập đạo đức HCM

Liên kết " bốn nhà" xây dựng cánh đồng mẫu lớn

Thứ năm - 06/11/2014 02:10
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có hơn 50 nghìn ha lúa với sản lượng hơn 300 nghìn tấn/năm. Thời gian gần đây, việc xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng đã tạo điều kiện thuận lợi để nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và góp phần tăng năng suất, chất lượng lúa.

Năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu sản xuất lúa với kinh phí hỗ trợ hơn 460 triệu đồng; theo đó, bốn mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa với 100 ha được xây dựng. Trong đó, hai mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng tại các HTX nông nghiệp Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) và Ðông Vinh (huyện Quảng Ðiền); hai cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa tại HTX Thủy Tân (thị xã Hương Thủy) và Quảng Thọ (huyện Quảng Ðiền). Vụ đông xuân 2013-2014, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh tiếp tục triển khai bốn cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng với quy mô 100 ha tại các HTX: Thủy Phù 1 (Hương Thủy), Ðại Thành (Phú Lộc), Phú Lương 1 (Phú Vang), Hương Vinh (Hương Trà). Nông dân tham gia cánh đồng mẫu theo mô hình khuyến nông được hỗ trợ 100% giống lúa, 30% vật tư, phân bón và 100% chi phí tập huấn kỹ thuật, thông tin từ ngân sách nhà nước; các HTX còn hỗ trợ thêm kinh phí để phá bờ thửa, vôi, phân vi sinh bón lót... cho nông dân.

Sản xuất tập trung theo hướng cánh đồng mẫu lớn, chính quyền địa phương và người dân chủ động đóng góp kinh phí, ngày công xây dựng hàng nghìn mét kênh mương, giao thông nội đồng, đưa cơ giới vào sản xuất. Nông dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, từ vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ, làm đất đến xuống giống, chăm sóc bón phân, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch lúa... đồng loạt. Chính nhờ sử dụng phương tiện cơ giới đã rút ngắn thời gian từ 5 đến 10 lần so với sản xuất thủ công. Việc cơ giới hóa không chỉ giải phóng sức lao động, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Vụ hè thu năm 2014, một số giống lúa mới như HN6, RVT... được đưa vào thử nghiệm thành công trên những cánh đồng mẫu trong tỉnh. Các giống lúa nêu trên đều thích hợp trên những vùng đất chua phèn, chịu hạn và sâu bệnh. Chất lượng gạo thơm ngon, dẻo cho nên có thể đưa vào gieo cấy thay thế các giống thông thường. Năng suất bình quân đạt từ 60 tạ/ha trở lên, lãi ròng từ 11 triệu đến 15 triệu đồng. Riêng đối với mô hình cấy giống lúa Thiên ưu 8 được khảo nghiệm tại 15 hộ ở HTX Phú Lương (Hương Thủy) với diện tích 6 ha trong vụ hè thu 2014. Nông dân Nguyễn Ðức Thanh, xã viên HTX Phú Lương 1 (Phú Vang) cho biết: "Ruộng nhà tôi bị chua phèn, thấp trũng nhưng giống lúa Thiên ưu 8 vẫn phát triển tốt, không bị đổ ngã. Năng suất lúa bình quân đạt 72 tạ/ha, thu nhập khoảng 47 triệu đồng/ha, lãi gần 23 triệu đồng".

Phó Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Thừa Thiên - Huế Lê Quý Thảo cho biết, từ bốn mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất giống, lúa chất lượng với tổng diện tích 100 ha đầu tiên, vụ hè thu vừa qua, các huyện, thị xã trong tỉnh cũng hình thành những cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hơn 1.430 ha, hiệu quả kinh tế đã tăng cao từ 15 đến 20% so với trước, có các HTX tăng lợi nhuận từ 32% đến 39%. Ðặc biệt, việc liên doanh, liên kết trong sản xuất giữa các doanh nghiệp và các HTX nông nghiệp trên địa bàn được thực hiện rất hiệu quả.

Yếu tố chủ yếu đem lại thành công trong mô hình cánh đồng mẫu là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân theo hợp đồng ràng buộc. Nông dân tổ chức sản xuất tập trung thành những cánh đồng có diện tích đủ lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa cao. Doanh nghiệp có nhiệm vụ cung cấp giống với giá ổn định, hướng dẫn kỹ thuật canh tác để bảo đảm chất lượng, phục vụ sau thu hoạch và bao tiêu sản phẩm theo giá thỏa thuận. Bằng mô hình này, doanh nghiệp bảo đảm được chất lượng của sản phẩm, còn nông dân thì yên tâm về đầu ra. Chủ nhiệm HTX Ðông Phú (huyện Quảng Ðiền) Lê Văn Thứ cho biết: "HTX vận động, hướng dẫn bà con đưa duy nhất một loại giống TH5 vào sản xuất trên toàn bộ diện tích khoảng 250 ha. Người dân thật sự được giải phóng sức lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng, hàng hóa lớn và không lo bị thương lái ép giá khi được HTX tổ chức hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho hộ xã viên và nông dân".

Tại xã Ðiền Hải (huyện Phong Ðiền), từ khi có chủ trương sản xuất mô hình cánh đồng mẫu lớn, chính quyền địa phương và người dân đã chủ động đóng góp kinh phí, ngày công xây dựng hàng chục km kênh mương, giao thông nội đồng, đưa cơ giới vào sản xuất. Do vậy, năng suất và chất lượng lúa không ngừng tăng lên, nhờ đưa các giống mới vào sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Xã Ðiền Hải hiện có hàng trăm thiết bị, máy móc cơ giới đáp ứng gần 100% khâu cày đất, thu hoạch, thổi lúa...; sản phẩm được các HTX tổ chức thu mua với giá ổn định. Ông Nguyễn Xuân Long, xã viên HTX Ðiền Hải cho biết: "Trước đây, nông dân thu hoạch lúa xong phải chạy đôn chạy đáo tìm thương lái để bán, vừa khổ vì bị ép giá, còn hồi hộp không biết khi nào thương lái trả tiền. Tham gia sản xuất tập trung, nông dân bảo đảm quyền lợi, không lo đầu ra sản phẩm và lái buôn ép giá".

Ðể phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp, các đại lý tiêu thụ cần đánh giá nhu cầu của thị trường lúa gạo, làm cơ sở để cùng với các HTX nông nghiệp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành, củng cố và duy trì mối liên kết giữa "bốn nhà": hộ nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học - Nhà nước trong quá trình thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn. Trong đó, phải có sự kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để chủ động đầu ra của sản phẩm, tạo sự yên tâm và hạn chế thiệt hại cho người nông dân. Tập hợp những nông dân nhỏ lẻ để hình thành cánh đồng mẫu sản xuất lúa với diện tích rộng hơn; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học, tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định, có lợi cho nông dân.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế Hồ Vang, để xây dựng cánh đồng mẫu lớn hiệu quả cần chọn vùng, chọn hộ có quy mô sản xuất đủ lớn để sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa cao. Ðối với nông dân không có điều kiện thì nên vận động hoán đổi để tích tụ ruộng đất, tạo sự đồng bộ, nhịp nhàng trong quá trình thực hiện mô hình.

 nguồn: nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập535
  • Hôm nay93,137
  • Tháng hiện tại829,247
  • Tổng lượt truy cập93,206,911
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây