Học tập đạo đức HCM

Sản xuất hàng hóa tập trung ở Phương Thiện

Thứ bảy - 08/11/2014 19:38
HGĐT- Thời gian qua, với việc thu hút một số gia đình cùng thực hiện các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung theo phương thức thu hồi tái đầu tư đang là hướng đi mới ở xã Phương Thiện (TPHG). Từ những hiệu quả bước đầu đã góp phần thay đổi từ nhận thức đến cách làm của người nông dân nơi đây.
Để tìm hiểu rõ hơn về cách làm mang tính “đột phá” của xã Phương Thiện, chúng tôi tìm đến thôn Châng, nơi được xã xác định quy hoạch xây dựng các mô hình phát triển sản xuất hàng hóa tập trung nhằm cung cấp ra thị trường sản lượng thực phẩm tương đối lớn và ổn định. Tại đây, xã Phương Thiện hiện đang triển khai mô hình nuôi lợn hàng hóa quy mô 200 con, do gia đình anh Nguyễn Văn Sên đảm nhiệm. Từ cuối năm 2013, được hỗ trợ xi măng xây dựng chuồng trại và hỗ trợ 40% giá để mua lợn giống, đầu tư bể bioga. Đến đầu năm 2014, sau khi xuất bán hạch toán thấy có lãi, gia đình đã tiếp tục đăng ký vay theo hình thức thu hồi tái đầu tư. Đồng thời, tiếp tục đầu tư vốn để xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và mở rộng quy mô. “Trước đây gia đình tôi nuôi nhiều lắm cũng chỉ hơn chục con lợn luân phiên giữa các lứa nên tính ra tiền lãi cũng chẳng được bao nhiêu. Nay được hỗ trợ thực hiện mô hình đã tạo ra động lực rất lớn cho gia đình phát triển kinh tế”, anh Sên tâm sự. Được biết, Phương Thiện là xã nằm trong dự án vành đai thực phẩm hàng hóa của TPHG, do đó địa phương đã xác định chăn nuôi lợn tập trung là một trong những hướng đi chính. Nếu như trước đây, chăn nuôi lợn chỉ dừng lại ở hộ gia đình thì nay đã hình thành nên tổ HTX, tạo sự gắn kết trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, năm 2013, tổ HTX chăn nuôi tại nhà được thành lập ở thôn Tiến Thắng đã thu hút 14 hộ cùng nuôi 20 con lợn/hộ. Được hỗ trợ con giống, xi măng làm chuồng nên các hộ gia đình đều nhiệt tình tham gia và mang lại hiệu quả cao, góp phần đổi thay đáng kể mức sống của người dân.


 Mô hình trồng nấm tập trung mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình.

Song song với đó, xã Phương Thiện còn coi trọng việc đa dạng hóa các mô hình kinh tế để tăng thu nhập cho người dân. Vào đầu tháng 9.2014, sau khi TPHG có chủ trương hỗ trợ gà giống DaBaCo để làm mô hình nhân rộng, xã Phương Thiện đã mạnh dạn triển khai thực hiện theo hình thức vay vốn để mua thức ăn và hoàn trả vốn sau khi xuất bán. Hiện mô hình đang có 2.000 con gà, chuồng trại được xây dựng tương đối quy mô với khu chăn nuôi rộng 1.200m2 và hệ thống đèn chiếu sáng, đèn sưởi ấm khá hoàn chỉnh. Mô hình nuôi gà và nuôi lợn đã tập hợp được 3 gia đình cùng tham gia thực hiện. Ngoài ra, dựa trên tình hình phát triển kinh tế ở các hộ gia đình, địa phương đã triển khai mô hình trồng nấm tập trung và lựa chọn loại cây này vào trồng vụ Đông để làm cơ sở nhân rộng cho bà con trong xã. Mô hình có quy mô 3.000 bịch, gồm các loại nấm sò, mộc nhĩ... với sự tham gia của 5 hộ gia đình, thực hiện theo cơ chế đầu tư có thu hồi để tái đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ xây dựng mô hình thuộc chương trình NTM năm 2014. Theo chia sẻ của các hộ gia đình thì lâu nay, nấm là cây được nhiều gia đình trong thôn trồng và cho thu nhập khá. Mặc dù có kinh nghiệm nhiều năm nhưng do chưa có ai mạnh dạn đứng ra thành lập tổ sản xuất nên chưa thể phát triển thành hàng hóa. Với mô hình này đã bước đầu tạo sản phẩm tương đối lớn cung cấp ra thị trường. Vừa qua, đã có khoảng 500 bịch cho thu hoạch, trừ chi phí mỗi bịch lãi từ 10 – 15.000 đồng. Đồng chí Vũ Trọng Oanh, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Thiện cho biết: “Tuy mới chỉ bước đầu triển khai thực hiện các mô hình nhưng đã thấy được chuyển biến khá rõ nét trong nhận thức của người dân về cách thức sản xuất hàng hóa tập trung. Nhất là đã tạo động lực cho các tổ hợp tác đi vào hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình triển khai, xã có phân công cụ thể cán bộ vừa theo dõi, vừa phụ trách đảm bảo thành công”.

Cùng với việc hình thành các mô hình sản xuất tập trung, thu hút các tổ, đội, nhóm sở thích tham gia, xã Phương Thiện cũng đặc biệt quan tâm đến liên kết 3 nhà (nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông) để tiêu thụ nông sản cho nhân dân. Những cách làm này đang là cơ sở vững chắc trong việc thúc đẩy kinh tế, góp phần nâng cao đời sống người dân và đưa chương trình xây dựng NTM của địa phương sớm về đích.
KIM TIẾN
Theo: baohagiang.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại235,403
  • Tổng lượt truy cập92,613,067
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây