Học tập đạo đức HCM

Lúa lai GS16 và GS55 năng suất cao

Thứ sáu - 02/06/2017 05:08
Giống lúa lai hai dòng GS16 và lúa lai ba dòng GS55 đồng đều, ít sâu bệnh, năng suất cao...

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm) phối hợp với Cty CP Đại Thành tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình sản xuất thử giống lúa lai hai dòng HYT116 (GS16) và giống lúa lai ba dòng GS55.

10-06-41_nh_1
Tham quan mô hình SX giống lúa lai GS16

Mô hình trình diễn giống lúa 2 dòng GS16 được thực hiện tại xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên với quy mô 4ha, có 25 hộ tham gia, áp dụng theo phương pháp gieo mạ trên nền đất cứng và cấy xuống ruộng.

Những ngày này, trên khắp cánh đồng nơi đây đã khoác lên mình tấm áo màu vàng ươm, bông lúa chín nặng trĩu, báo hiệu một mùa bội thu. Theo người dân xã Thụy Lôi, giống lúa lai hai dòng GS16 cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh, ai cũng phấn khởi, hào hứng vì được mùa.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc HTXNN Thụy Lôi, giống lúa lai hai dòng GS16 đều trồng được ở cả 2 vụ trong năm, có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ xuân từ 125 - 130 ngày, vụ mùa 105 - 110 ngày), dễ chăm sóc, dễ thâm canh.

“Địa phương đã trồng giống lúa lai hai dòng GS16 được 4 vụ, cho năng suất cao, đạt trung bình từ 2,7 - 2,8 tạ/sào. Đặc biệt, giống lúa này có bộ lá cứng, dạng bông lúa to dài, nhiều hạt, hạt lúa dài xếp sít, độ đồng đều bông cao.

Ngoài ra, chống đổ tốt, ít sâu bệnh, đẻ nhánh khỏe, cơm mềm, vị đậm nên người dân rất phấn khởi. Theo dự tính hiệu quả kinh tế của mô hình cho thấy, SX lúa lai GS16 cho thu nhập hơn 1,7 triệu đồng/sào”, ông Đức vui mừng.

Ông Lê Hùng Phong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai cho biết, giống lúa lai hai dòng GS16 (lúc đầu có tên HYT116) được trồng ở nhiều vùng sinh thái, cho năng suất ổn định (đạt 8 tấn/ha), đẻ nhánh khỏe, ít sâu bệnh, chất lượng gạo tốt.

Ông Phong cho biết thêm, giống lúa lai GS16 đã được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) công nhận vào tháng 9/2016. Hiện tại, giống không chỉ được công nhận SX thử tại các tỉnh phía Bắc mà còn được mở rộng SX thử nghiệm trong các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Vụ xuân 2017, giống lúa lai 3 dòng GS55 được trình diễn với quy mô 1ha  tại thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương, Thái Bình). Ông Phạm Văn Hiền, Giám đốc HTXNN Thanh Nê cho hay, lượng hạt gieo cho 1ha lúa giống GS55 từ 25 - 30kg, theo phương pháp gieo mạ khay để cấy máy. Lúa thích ứng với vùng đất trũng, xấu, sinh trưởng khỏe, đẻ tập trung, thời gian sinh trưởng là khoảng 130 ngày, đạt năng suất hơn 8 tấn/ha.

10-06-41_nh_2
Ruộng SX giống lúa GS55

Theo ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty CP Đại Thành, giống lúa lai ba dòng GS55 có nguồn gốc từ Trung Quốc, được Cty mua lại bản quyền. Giống có nhiều ưu điểm như: Quần thể đồng đều, đẹp, dạng hạt tròn, thuộc dòng cho năng suất cao (từ 8 - 8,5 tấn/ha), cao hơn giống lúa Nhị ưu 838 (cao hơn khoảng 7 - 13%). Thóc thương phẩm chủ yếu làm bún, bánh và làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Hạt mẩy, chắc, mật độ bông dày, ít sâu bệnh, sức đề kháng tốt, bộ lá gọn và đứng. SX hạt lai dễ, tỷ lệ hạt chắc cao.

“Cty Đại Thành đã chủ động được công nghệ SX hạt lai F1 đạt trung bình từ 3 - 3,5 tấn/ha, điểm thuận lợi chăm sóc tốt đạt 5,1 tấn/ha). Đây là tổ hợp rất dễ SX, ổn định, từ đó giảm giá thành hạt giống đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân. Cty CP Đại Thành đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận giống chính thức giống GS55 để nông dân có cơ hội lựa chọn thêm giống tốt vào SX”, ông Trường đề xuất.

Qua buổi khảo sát thực tế, ông Trần Văn Khởi, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá, giống lúa lai hai dòng GS16 và lúa lai ba dòng GS55 đồng đều, ít sâu bệnh, năng suất cao. Với mức độ sản xuất thử như vậy là đạt yêu cầu đánh giá được bản chất của giống.
Theo MAI CHIẾN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập491
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm490
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,671
  • Tổng lượt truy cập92,035,400
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây