Hiện diện tích thực hiện mô hình tôm – lúa của Kiên Giang lên gần 70.000 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích gieo sạ của vùng. Chuyển dịch từ năm 2000, diện tích sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên.
Khác hẳn với sản xuất chuyên canh lúa hay tôm, mô hình tôm – lúa giảm rất nhiều chi phí cho nông dân. Tôm nuôi trong ruộng lúa tăng trọng nhanh nhờ nguồn thức ăn dồi dào, sạch bệnh. Còn với cây lúa trồng sau vụ nuôi tôm cũng rất tốt bởi đất được bổ sung độ phì nhiêu, màu mỡ. Từ đó, tạo ra sản phẩm an toàn vì hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu.
Dù hiệu quả được thể hiện ở nhiều mặt, nhất là tạo ra được những sản phẩm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; song yếu tố quyết định đến thắng lợi của mô hình này là nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch sản xuất của ngành nông nghiệp. Thực tế, nông dân sản xuất ồ ạt, thiếu tính đồng bộ ngoài việc không mang lại hiệu quả, còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chung của nhiều hộ khác.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích canh tác theo mô hình tôm - lúa ở ĐBSCL hiện đạt khoảng 140.000 ha, chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Do đó, với những định hướng mang tính chiến lược của ngành nông nghiệp được đưa ra sẽ là tiền đề vững chắc góp phần nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Theo Báo Vĩnh Long Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;